Chuyện những kẻ không có thiên đường

Cuốn sách viết về những số phận bị vùi dập, kìm hãm không thương tiếc, ở đâu đó có cả những chuyện thật như đùa khi người ta dùng tiền để mua quyền làm người.

chuyen nhung ke khong co thien duong

Tác phẩm Nguỵ của tác giả Nguyễn Trí.

Ngụy tập hợp 16 truyện ngắn của tác giả Nguyễn Trí, một hiện tượng trong làng văn thời gian qua. Với vốn sống và kinh nghiệm trải đời, Nguyễn Trí đi sâu vào những mảnh đời bất hạnh đang vùng vẫy đầy bất lực nơi tầng đáy của xã hội.

Những mâu thuẫn đời sống bị đẩy lên cao, khoảng cách giàu nghèo xa vời vợi. Kẻ khổ càng thêm khổ, người giàu vẫn cứ đủng đỉnh tận hưởng những thú vui xa hoa.

Những mảnh đời ấy là bất kỳ ai, là một con Mót khờ dại bỏ gia đình theo trai để lại cho cha mẹ ở nhà một cục nợ to tướng, là một đám lão già đáng thương với những thằng con phá gia chi tử ngày đêm hút chích, là một cô giáo viên Sương Mai với những toan tính thực dụng làm độc giả hoảng hốt đến giật mình.

Mỗi kẻ đem theo một câu chuyện, một số phận éo le, bần hàn đang bị Thượng đế trêu đùa.

Dưới ngòi bút của Nguyễn Trí, đời có thể bớt đắng cay nhưng không phai đi vị chua chát. Ông nhìn ra cái tục, cái xấu, sự quan liêu, vô dụng trong xã hội. Nhưng sự thật ấy muốn sửa cũng không phải là chuyện một sớm một chiều. Tác giả đành chọn cách giễu nhại hóm hỉnh, đặt ra những tình huống gây cười duyên dáng nhằm giữ lại chút vô tư, tích cực ở đời.

Nếu như văn chương của Nguyễn Ngọc Tư luôn đem lại cho người đọc cảm giác lơ lửng, hững hờ với vô vàn câu hỏi không thể giải đáp thì Nguyễn Trí rất khéo đặt cái kết cho từng câu chuyện của mình. Một đốm tròn như ốc đảo hằn sâu trong lòng người, đọc xong vừa thấy day dứt, vừa thấy ngơ ngác vì cái kết đột ngột như không tưởng.

Những kẻ “già đời” rất khéo biến hóa câu chữ, dù không cố tình gây sửng sốt nhưng văn của Nguyễn Trí mang sự thật lù lù của hiện tại, dẫu có nhắm mắt tai vẫn nghe, tẩy thế nào cũng không thế mất.

Ngụyđem tới cảm xúc ngỡ ngàng với những phận người bất hạnh mà tưởng chỉ có trong văn chương. Than ôi, sao đời nỡ đày đọa họ đến thế!

Nghèo tới nỗi cái cửa cũng bị bửa đi đem bán, con cái được vài mụn không hút chích thì cũng ăn cắp ăn trộm.

Nguyễn Trí không đổ lỗi cho xã hội, văn của ông tưng tửng như thế, kẻ nào tạo nghiệp người ấy gánh. Cha mẹ không biết dạy con, mãi nuông chiều ắt sinh hư hỏng.

Tác giả Nguyễn Trí sử dụng một lối viết tự nhiên đi kèm kết cấu chặt chẽ. Ông sắp xếp các sự kiện hoàn hảo tới nỗi như đang chơi một ván xếp hình. Để rồi đến khi tấn bi kịch phải hạ màn ai cũng phải vỡ òa, hóa ra độc giả đang bị ông xỏ mũi dắt đi mà không hay.

Ma túy, tiền bạc, quyền lực là bộ ba chủ đề rất được Nguyễn Trí ưa thích. Trong Ngụy lúc nào cũng phảng phất bóng dáng của “nàng tiên nâu” từ đó kéo theo đạo tặc, cướp bóc dần xuất hiện và không ít kẻ cũng từ thứ ấy mà đổi đời.

Nhưng một trăm thằng nghiện chắc chỉ được một thằng bỏ. Và nói như tác giả mỉa mai thì "thằng bỏ được chắc đã tàn phế đui mù". Tác hại của ma túy kinh hãi là vậy mà người đời có nghe đâu. Càng nghèo họ càng tìm đến thuốc để quên khổ nhưng kẻ say muốn uống rượu để biết mình còn đang sống hay không.

Những cái chết vì sốc thuốc khiến độc giả không khỏi ám ảnh. Cái xác cứng đờ bên bàn đèn, người tóc bạc khóc cho người đầu xanh. May thay cái sự đày đọa dai dẳng ấy cũng đã kết thúc, con cái dẫu sao cũng đi trọn một kiếp người.

Hiện tại vỗ một cái tát đau điếng, rằng thiên đường chỉ dành cho kẻ có tiền còn chúng sanh ở tầng dưới cứ mặc sức kêu la than khổ. Đọc Ngụy mà vừa ngấm vừa đau, xót xa thôi cũng không thể tả xiết.

Chuyện kể rằng già Hải đi thoát ly làm ăn. Đột nhiên con đổ bệnh phải chạy vạy khắp nơi chạy chữa đến khi hết tiền cả nhà kéo nhau về quê. Đến nơi già Hải bàng hoàng nhận ra mình bị xóa hộ khẩu vì lý do lãng xẹt. Vậy là coi như mất gốc, danh tính, tên tuổi cũng theo vết xóa ấy mà đi.

Âu luật pháp xã hội còn nhiều lỗ hổng thế mà kẻ nghèo lại giỏi tìm lỗ lách qua. Sau một vài năm làm lụng vất vả già Hải cũng mua được lại quyền công dân của mình. Chuyện thật mà như đùa, thi thoảng vẫn xảy ra ở những vùng quê nghèo khi dân trí chưa thể vượt quá lũy tre làng.

Ngụy và Nguyễn Trí hứa hẹn sẽ đem lại những câu chữ văn chương sinh động, đậm chất địa phương. Một gã tác giả khiến người đọc bất ngờ với chiến tích đủ nghề ngang dọc giờ đây thành nhà văn "đuổi gà xó bếp cho vợ".

Văn chương của ông thật như đời, dung dị, hoạt kê, không chút khiên cưỡng luôn khiến độc giả thấy thú vị. Năm 2013, Nguyễn Trí từng đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm: Bãi vàng, đá quý, trầm hương.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Podcast tản văn: Ký ức gió mùa

Gió mùa về phố rồi tan vào mặt hồ, vào những con đường xa tít tắp để cả mùa đông ta cứ bâng khuâng tha thiết nhớ, một ký ức mang tên gió mùa…
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay gừng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cay nồng trầu Nghệ do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Cá gỗ trẩy kinh. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh
Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm

Tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Đôi bờ ví giặm. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Podcast truyện ngắn: Trên sông mưa

Đêm đó, sân đình vang rộn ràng, người người kéo về đi xem hát. Khách ngồi vào giữa những hàng ghế trước sân khấu nhìn quanh. Không thấy bà hàng nước, chỉ thấy một đám trẻ vội vàng kéo nhau vào chật sân đình. Khách nghe họ bảo nhau: “Đêm nay, cô Hiền lên hát đấy”!