Núi Hồng - Sông La

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc
Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Không khí vui tươi, hạnh phúc, chan hòa trong gia đình là những gì chúng tôi bắt gặp khi đến thăm nhà ông Nguyễn Đình Điều (83 tuổi) và bà Nguyễn Thị Điu (75 tuổi) ở tổ dân phố 2, phường Bắc Hồng, TX Hồng Lĩnh. Gia đình ông bà có 7 thành viên, gồm 4 thế hệ cùng sống dưới một mái nhà.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Gia đình mẫu mực 4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà của ông Nguyễn Đình Điều và bà Nguyễn Thị Đỉu.

Bà Nguyễn Thị Điu cho biết: “Vợ chồng tôi cưới nhau đến nay đã gần 55 năm, có với nhau 3 đứa con, 2 trai, 1 gái. Các con đều được ăn học đàng hoàng, đến nay đều trưởng thành, lập gia đình và đã có 7 đứa cháu và 3 chắt nội, ngoại. Hiện, chúng tôi sống cùng vợ chồng con trai cả, cháu nội, cháu dâu và chắt. Gia đình gồm 7 người, 4 thế hệ luôn hòa thuận. Chúng tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi tuổi già được vui vầy bên con cháu”.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Bà Điu cùng con dâu, cháu dâu và chắt nội.

Bà Điu trước đây là công nhân một nhà máy cơ khí trên địa bàn TX Hồng Lĩnh, còn ông Điều là Thiếu tá công an từng công tác tại Công an Nghệ Tĩnh. Ông bà quê gốc ở huyện Hương Sơn nhưng vì điều kiện công tác đã chuyển về TX Hồng Lĩnh lập nghiệp khi còn trẻ. 3 người con của ông bà đều là cán bộ các cơ quan Nhà nước trong tỉnh. Ngoài con trai cả sống cùng nhà, con trai thứ và con gái lập nghiệp và sinh sống ở TP Hà Tĩnh cũng thường xuyên về thăm ông bà.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Dù làm dâu nhưng bà Nguyễn Thị Sương (bên phải) luôn được bố mẹ chồng xem như con đẻ.

Bà Nguyễn Thị Sương (53 tuổi, con dâu cả của bà Điu) cho biết: “Kể từ khi về làm dâu đến nay đã hơn 30 năm, lúc nào bố mẹ cũng xem tôi như con gái, bảo ban, chia sẻ. Tấm lòng hiếu thảo của bố mẹ chồng, sự mẫu mực của ông bà trong việc dạy dỗ con cháu và ứng xử với bà con lối xóm luôn là tấm gương để chúng tôi noi theo. Tôi nghĩ, để có sự chan hòa, hạnh phúc trong mỗi gia đình, điều đầu tiên vẫn là sự yêu thương của các bậc làm cha mẹ và mỗi thành viên là con, cháu cũng phải biết nghĩ đến sự đền đáp, quan tâm lẫn nhau”.

Nhiều năm qua, gia đình ông Điều và bà Điu được bầu chọn là gia đình văn hóa của phường Bắc Hồng, là điển hình của gia đình “ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo” để mọi người trong tổ dân phố, phường… học tập, noi theo.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Khi nói về một gia đình điển hình nêu gương sáng ở xã Mai Phụ (Lộc Hà), nhiều người dân trong xã đều nhắc đến gia đình cựu chiến binh Nguyễn Văn Việt (SN 1957) và bà Phạm Thị Hồng (SN 1961) ở thôn Mai Lâm. Ông Việt từng có thời gian phục vụ trong quân đội (1977-1981), năm 1982, sau khi xuất ngũ, ông trở về địa phương kết hôn với bà Phạm Thị Hồng, cùng nhau xây dựng gia đình và phát triển kinh tế.

Sinh sống ở vùng quê ven sông Cửa Sót, từ nhiều đời nay, người dân thôn Mai Lâm gắn bó với nghề chài lưới, cuộc sống bấp bênh. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ông Việt luôn trăn trở làm thế nào để làm giàu cho bản thân và xã hội. Sau khi xuất ngũ, với quyết tâm biến vùng bãi biền hoang hóa ven sông thành nơi canh tác, nuôi trồng thủy, hải sản, ông Việt đã tự mày mò học hỏi, vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng thành công mô hình nuôi nghêu thương phẩm. Sau khi thành công, ông đã không ngại chia sẻ, hỗ trợ bà con trong thôn nhân rộng mô hình.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Ông Nguyễn Văn Việt trò chuyện với các thành viên HTX nuôi trồng thủy sản (ảnh trái). Là người đầu tiên đưa nghêu Bến Tre về Hà Tĩnh - ông Nguyễn Văn Việt cùng vợ mình đã chia sẻ giúp đỡ bà con phát triển thành công nghề nuôi nghêu ở Mai Phụ (ảnh phải).

Sau gần 10 năm, hiện diện tích trồng nghêu của thôn Mai Lâm đã đạt 78 ha, bản thân ông Nguyễn Văn Việt đã thành lập HTX Việt Hồng với 7 thành viên do ông làm giám đốc, canh tác trên diện tích 15 ha, thường xuyên tạo việc làm cho 18 lao động trên địa bàn. Vụ nghêu năm 2022 này, HTX của ông Việt đạt sản lượng 300 tấn nghêu thương phẩm, doanh thu khoảng 27 tỷ đồng. Bên cạnh giúp bà con làm giàu, vợ chồng ông Việt còn thường xuyên đóng góp tiền của xây dựng NTM, làm từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Việt và bà Phạm Thị Hồng cùng cháu ngoại.

Điều đáng ngưỡng mộ nữa là các con ông đều chăm ngoan, học đại học, nhiều người đã có công việc ổn định. Ông Việt chia sẻ: “Để được như ngày hôm nay, vợ chồng tôi cũng có nhiều thời điểm khó khăn, vất vả, thất bại… Điều giúp chúng tôi vượt qua là vợ chồng luôn chia sẻ, “đồng cam, cộng khổ”. Bản thân tôi, luôn nhìn vào gia đình để cố gắng, phấn đấu”.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Dù năm nay mới ngoài 30 tuổi, nhưng vợ chồng anh Đoàn Ngọc Bảo và chị Trần Hoài Phương cùng sinh năm 1990, xã Hương Thọ (Vũ Quang) đã có những thành công khiến nhiều người ngưỡng mộ. Bên cạnh có một gia đình nhỏ hạnh phúc với cậu con trai 5 tuổi, anh Bảo và chị Phương sở hữu trang trại cam rộng hàng chục héc-ta. Đặc biệt, đôi vợ chồng trẻ đã tiên phong xây dựng thành công thương hiệu cam Vũ Quang đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, được khách hàng cả nước biết đến.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Vợ chồng anh Đoàn Ngọc Bảo và chị Trần Hoài Phương (Vũ Quang).

Anh Bảo chia sẻ: “Để thực hiện được ước mơ xây dựng đồi hoang quê hương thành trang trại cam trù phú như hôm nay, tôi rất biết ơn sự yêu thương, thấu hiểu, “đồng hành” từ vợ. Từ một cô gái chưa từng phải lao động nặng nhọc nhưng đã đồng ý theo tôi về vùng núi rừng xa xôi, lập nghiệp, cùng học cách làm nông để sát cánh cùng chồng… đó là động lực, sự cổ vũ lớn đối với tôi”.

Anh Đoàn Ngọc Bảo quê ở huyện Vũ Quang, tốt nghiệp Khoa Nông lâm - Trường Đại học Tây Nguyên và có thời gian làm chuyên viên ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông. Chị Trần Hoài Phương là con gái một trong gia đình có bố và mẹ đều là cán bộ Nhà nước ở huyện Krông Nô (Đắk Nông), từng tốt nghiệp ngành kế toán tại 1 trường đại học ở Hà Nội.

Năm 2016, sau một thời gian tìm hiểu, anh Bảo đưa chị Phương về thăm gia đình mình ở huyện Vũ Quang và chia sẻ mong muốn được trở về quê lập nghiệp. Trước quyết định bất ngờ của người yêu, chị Phương trăn trở rất nhiều, bố mẹ chị cũng bày tỏ sự lo lắng… nhưng rồi chị đã quyết định về với vùng miền núi còn nhiều gian khó nhưng giàu tiềm năng ở Hà Tĩnh. Họ cưới nhau và bắt đầu cùng lập nghiệp.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Gia đình nhỏ hạnh phúc của vợ chồng 9X Đoàn Ngọc Bảo.

“Là người trẻ, lại được đào tạo nghề nghiệp, tôi có nhiều lựa chọn an nhàn nhưng có lẽ từ yêu rồi thương và cảm phục ý chí, ước mơ của anh ấy nên tôi đã đồng ý cưới anh và ở lại Vũ Quang. Dù 7 năm qua là thời gian rất nhiều vất vả nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc khi tuổi trẻ vợ chồng tôi đã đồng hành cùng nhau để dựng xây sự nghiệp” - chị Phương bày tỏ.

Câu chuyện về xây dựng hạnh phúc của 3 gia đình thuộc 3 thế hệ tại mỗi địa phương làm tôi hiểu thêm về truyền thống gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng. Gia đình luôn là nơi vun đắp nhân cách, làm nên hạnh phúc cho mỗi người.

Chuyện từ những gia đình hạnh phúc

Gia đình Việt Nam ngày nay đang thích ứng với sự thay đổi của thời đại, đề cao chia sẻ, yêu thương, bình đẳng giới. Ảnh: Tiệm Nhà Cỏ

ảnh: thiên vỹ - ctv

thiết kế: huy tùng

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.