Núi Hồng - Sông La

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Không chỉ hy sinh xương máu trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc góp phần mang lại hòa bình cho đất nước, nhiều gia đình có công ở Hà Tĩnh vẫn không ngừng tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Chúng tôi đến thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Em (99 tuổi, ở thôn Bình Vinh, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) trong một ngày giữa tháng 7. Bên con đường nông thôn mới hoa lá xanh tươi, sạch đẹp, ngôi nhà của mẹ Em hiện lên với vẻ thanh bình, yên ả. Khi nghe có khách đến, mẹ Em vội bảo con gái lấy cho mình chiếc áo sơ mi để khoác vào cho tươm tất. Chị Phạm Thị Vinh (50 tuổi, con gái út sống cùng mẹ Em) cho biết: “Năm nay nữa mẹ tròn trăm tuổi, dù không được minh mẫn như xưa nhưng khi nhắc đến 2 anh đã hy sinh thì mẹ vẫn nhớ. Mỗi dịp ngày giỗ 2 anh hay kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7, mẹ thường hay khóc vì nhớ thương các anh”.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Tháng 7 về, mẹ Nguyễn Thị Em lại thương nhớ những người con đã hy sinh.

Mẹ Nguyễn Thị Em có 8 người con (6 trai, 2 gái). Chồng mẹ là cụ Phạm Văn Cận (SN 1921, đã mất) từng tham gia kháng chiến chống Pháp. 8 người con của mẹ Em có 3 anh từng tham gia quân ngũ, gồm: anh Phạm Văn Tri (SN 1950), Phạm Văn Vỵ (SN 1952) và anh Phạm Văn Thành (SN 1960). Trong đó, anh Tri và anh Vỵ, 2 người con thứ 3 và thứ 4 của mẹ đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Liệt sỹ Phạm Văn Tri hy sinh trong một trận đánh ở Huế năm 1970, còn liệt sỹ Phạm Văn Vỵ hy sinh ở gần biên giới Campuchia năm 1972.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Em và con gái Phạm Thị Vinh.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Chị Phạm Thị Vinh cho biết: “Khi 2 anh hy sinh, tôi vừa mới ra đời nhưng qua những câu chuyện của bố mẹ kể lại thì cả 2 anh đều nhập ngũ khi tròn 18 tuổi. Hồi đó, trong 2 năm liên tiếp phải nhận tin các anh hy sinh, bố mẹ tôi đau buồn không kể xiết. Khi vừa nguôi ngoai việc anh Tri hy sinh thì lại đón nhận tin anh Vỵ ngã xuống, mẹ tôi ốm liệt giường cả mấy tháng trời nhưng rồi gượng dậy nuốt nước mắt vào trong để tiếp tục sống. Mẹ thường nói với chúng tôi, 2 anh đã hy sinh nhưng mẹ còn có các con như thế vẫn còn may mắn. Nhiều bà mẹ khác có 4-5 người con đều hy sinh cho đất nước, tất cả cũng vì hòa bình, độc lập dân tộc, các con xem đó mà sống để xứng đáng với các anh”.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Lãnh đạo xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) đến hỏi thăm Mẹ VNAH Nguyễn Thị Em.

Hơn 50 năm trôi qua, kể từ khi 2 người con của mẹ ngã xuống để Tổ quốc được thanh bình, mẹ tạm gác nỗi đau riêng để động viên con cháu và tiếp tục cống hiến. Nhà nước và các tổ chức xã hội cũng không ngừng quan tâm, động viên mẹ vui sống để nhìn quê hương ngày càng phát triển. Năm 2014, mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng. Từ năm 2017, Công ty Điện lực Hà Tĩnh và từ năm 2021, Công ty Tân Cảng Sài Gòn nhận phụng dưỡng mẹ suốt đời…

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Đầu năm 1982, ông Nguyễn Xuân Đường (SN 1948, ở thôn Lạc Thanh, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người chiến sỹ trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc trở về cuộc sống đời thường. Dù mang trên mình nhiều thương tật nhưng 40 năm qua, ông luôn khắc ghi lời Bác dạy, phát huy phẩm chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, vươn lên cống hiến trên nhiều lĩnh vực cho xã hội. Nhiều năm nay, ông là điển hình trong xây dựng mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm ở xã miền núi khó khăn nhất, nhì huyện Kỳ Anh.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Thương binh Nguyễn Xuân Đường bày tỏ: “Từ chiến trường trở về, mang trong mình nhiều vết thương do bom đạn kẻ thù, sức khỏe giảm sút nhưng tôi luôn khắc ghi lời Bác dạy “thương binh tàn nhưng không phế”. Vì vậy, dù tham gia công tác xã hội hay với vai trò một công dân, tôi luôn đặt ra mục tiêu phải gương mẫu, đi đầu”.

Tháng 4/1970, sau khi tốt nghiệp THPT, ông Nguyễn Xuân Đường lên đường nhập ngũ tại đơn vị Đại đội 3, Tiểu đoàn 4, Đoàn 70. Sau gần 1 năm huấn luyện, ông được cử đi học lái xe 9 tháng và được bổ sung vào lực lượng vận tải thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 103, Đoàn 559 tiếp tế đạn dược, lương thực cho chiến trường miền Nam trên tuyến đường Trường Sơn.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Thương binh Nguyễn Xuân Đường đi đầu xung phong nhận 10 ha đất đồi để thực hiện việc trồng rừng và phát triển kinh tế.

Năm 1972, ông cùng đơn vị tham gia chở vũ khí vào chiến trường B2 thuộc chiến dịch “Đường 9 Nam Lào”. Khi đoàn xe của đơn vị ông đi đến địa phận tỉnh Tây Ninh thì bị địch tập kích. Ông Đường bị thương nặng ở đầu, cánh tay và khớp gối. Sau một thời gian trở về hậu cứ điều trị, ông tiếp tục vào chiến trường tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, góp phần giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Thương binh Nguyễn Xuân Đường tích cực trồng rừng, phát triển mô hình kinh tế nuôi ong lấy mật cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Cuối năm 1975, ông Đường được điều về công tác tại Cục Xăng dầu, Đoàn 559 tại Đà Nẵng, đến tháng 2/1982, ông phục viên và trở về quê nhà. Dù là thương binh ¾ nhưng ông Đường vẫn tiếp tục tham gia công tác xã hội với nhiều chức danh như: Trưởng ban Lâm nghiệp kiêm Phó ban Chính sách xã hội của xã Kỳ Lạc (1982-1984); Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Lạc Thanh (1985-1994)…

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Đường trao đổi với Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Lạc Nguyễn Thị Toàn (áo đỏ) về chăm sóc vườn bưởi.

Năm 2002, khi có chủ trương thực hiện dự án ODA về trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhiều người dân còn e ngại không nhận đất, ông Đường đã đi đầu xung phong nhận 10 ha đất đồi để thực hiện việc trồng thông và sau đó là keo tràm. Sau 20 năm miệt mài trồng và chăm sóc rừng, công sức của thương binh Nguyễn Xuân Đường đã được đền đáp. Hơn 10 năm nay, thu nhập từ keo, thông, các loại cây lâm nghiệp đem về cho ông Đường 200 triệu đồng/năm. Không dừng lại ở mô hình trồng rừng, ông Đường còn xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật và làm vườn mẫu trồng cây ăn quả và các loại rau… đưa lại hiệu quả kinh tế khá.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Nhiều năm qua, Thương binh Nguyễn Xuân Đường còn tích cực tham gia đóng góp công sức tiền của cùng chính quyền xây dựng NTM.

Làm kinh tế giỏi, thương binh Nguyễn Xuân Đường còn luôn mẫu mực, trách nhiệm cao trong xây dựng NTM, giúp đỡ cộng đồng, như: đi đầu xây dựng thành công vườn mẫu, nhận tự quản làm công tác vệ sinh môi trường đoạn đường thôn dài 800m… Từ năm 2019 đến nay, ông đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng hỗ trợ chính quyền và người dân xây dựng NTM, cùng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Vợ chồng ông Đường có 4 người con (2 trai, 2 gái) đều đã trưởng thành và đang giữ nhiều vai trò, vị trí trong các tổ chức, cơ quan Nhà nước.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Nhiều năm nay, thương binh hạng 1/4 Nguyễn Thế Kỷ (SN 1959), ở tổ dân phố (TDP) Nam Mỹ, thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc) không chỉ được người dân trong TDP, thị trấn yêu mến mà còn khiến cán bộ chính quyền địa phương nể phục, bởi lối sống đầy trách nhiệm với cộng đồng.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Tháng 3/1979, ông Nguyễn Thế Kỷ nhập ngũ tại đơn vị C22 (Đặc công Nghệ Tĩnh). Tháng 8/1981, ông được cử đi học sỹ quan tại Trường Sỹ quan Đặc công (Khánh Hòa). Đầu năm 1984, trong một đợt diễn tập huấn luyện cùng đơn vị tại Tuy Hòa, ông Kỷ bị thương nặng phải chuyển ra điều trị tại Bệnh viện 103. Tháng 12/1985, ông xuất ngũ.

Sau khi trở về địa phương, mặc dù sức khỏe yếu nhưng ông Nguyễn Thế Kỷ tiếp tục đi học lớp kế toán tại Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Tĩnh. Sau khi học xong, ông trở về phục vụ tại HTX Nông nghiệp Hợp Nhất Mỹ Thành (xã Đồng Lộc), sau đó hợp đồng với Phòng LĐ-TB&XH Can Lộc giải quyết các chế độ chính sách trên địa bàn huyện. Đến năm 1997, do vết thương cũ tái phát, ông xin nghỉ. Cuối năm 2020, khi thị trấn Đồng Lộc tiến hành xây dựng đô thị văn minh, ông Kỷ được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ TDP Nam Mỹ và là thành viên Ban Xây dựng, Tổ trưởng Tổ Giám sát xây dựng TDP kiểu mẫu văn minh.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Lối sống chan hòa, mẫu mực ,Thương binh Nguyễn Thế Kỷ tạo được lòng tin yêu cùng cấp ủy vận động người dân hiến đất mở đường, chung sức xây dựng TDP kiểu mẫu văn minh.

TDP Nam Mỹ hiện có 180 hộ dân với 678 nhân khẩu, đa số sản xuất nông nghiệp. Cũng như nhiều TDP khác ở thị trấn Đồng Lộc, khi bước vào công cuộc xây dựng TDP kiểu mẫu văn minh, Nam Mỹ gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, nhất là quỹ đất hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, việc vận động người dân hiến đất, hiến tường bao để mở rộng các tuyến đường giao thông là cả một vấn đề. Tuy nhiên, nhờ sự khéo léo của cấp ủy, trong đó, vai trò vận động của ông Kỷ được xem là yếu tố then chốt, những khó khăn của ban xây dựng TDP đã được tháo gỡ.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Thế Kỷ (đội mũ bảo hiểm) thường xuyên có mặt trực tiếp chỉ đạo bà con xây dựng TDP văn minh kiểu mẫu.

Ông Nguyễn Chính - Bí thư Chi bộ TDP Nam Mỹ cho biết: “Là một đảng viên gương mẫu, một thương binh có nhiều cống hiến và nhất là lối sống mẫu mực, chan hòa trong suốt nhiều năm qua, ông Nguyễn Thế Kỷ đã vận động Nhân dân hiểu và thấm sâu chủ trương của các cấp. Để từ đó, người dân TDP Nam Mỹ đồng lòng, chung sức xây dựng TDP kiểu mẫu văn minh”.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Trong 2 năm qua, ông Nguyễn Thế Kỷ đã cùng cấp ủy vận động người dân hiến hàng nghìn m2 đất, phá dỡ hàng trăm mét tường bao, công trình kiên cố để xây dựng đường giao thông và các hạng mục khác. Ông còn vận động con em xa quê đóng góp hàng trăm triệu đồng để cùng xây dựng TDP kiểu mẫu văn minh. Đến nay, TDP Nam Mỹ đã hoàn thành 11/13 tiêu chí, hướng đến hoàn thành việc đạt chuẩn 100% các tiêu chí TDP văn minh kiểu mẫu vào tháng 8/2022.

Chuyện về những gia đình có công tiêu biểu ở Hà Tĩnh

Bên cạnh luôn có trách nhiệm với cộng đồng, Thương binh Nguyễn Thế Kỷ còn xây dựng một gia đình hạnh phúc, 4 người con,1 trai, 3 gái đều đã học xong đại học. Ảnh: Vợ chồng ông Nguyễn Thế Kỷ và vợ là bà Trần Thị Lê

Câu chuyện về những gia đình có công ở các địa phương Hà Tĩnh khiến tôi thêm nể phục sự cống hiến của họ cho quê hương, đất nước. Những ngày này, khi Nhân dân cả nước hướng về Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7, xin được thêm một lần bày tỏ sự ghi nhớ công lao to lớn của những Mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh và những thương, bệnh binh… trở về từ chiến trường, những người đã góp phần xây đắp nên đất nước thanh bình, phát triển thịnh vượng cho hôm nay và mai sau.

Trình Bày: Thanh Hà

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống