Có “bí quyết” này, bà con Cẩm Xuyên yên tâm khi chăn nuôi nông hộ

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chính sách về hỗ trợ phát triển chăn nuôi, đến nay, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã hỗ trợ cho trên 300 hộ chăn nuôi xây dựng mô hình nệm lót sinh học để giải quyết bài toán môi trường trong chăn nuôi nông hộ.

Có “bí quyết” này, bà con Cẩm Xuyên yên tâm khi chăn nuôi nông hộ

Bí thư Chi bộ thôn Thanh Sơn xã Cẩm Quan kiểm tra nệm lót sinh học trong chuồng nuôi 3 con bò

Tháng 12/2018 HĐND huyện Cẩm Xuyên ban hành Nghị quyết 33 về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2019 – 2020. Trong các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, huyện hỗ trợ 100 ngàn/m2 cho các hộ dân xây dựng mô hình nệm lót sinh học. Chính sách ra đời đã nhanh chóng đi vào đời sống và giải quyết bài toán môi trường trong chăn nuôi nông hộ.

Theo số liệu từ Văn phòng điều phối NTM huyện Cẩm Xuyên, từ khi chính sách có hiệu lực cho đến nay đã có khoảng 300 hộ dân được hỗ trợ, trong đó đợt 1 có 96 hộ, đợt 2 có trên 210 hộ. Bình quân mỗi hộ làm nệm lót sinh học trong chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà có diện tích dao động từ 10 - 15m2.

Có “bí quyết” này, bà con Cẩm Xuyên yên tâm khi chăn nuôi nông hộ

Nhờ nệm lót sinh học, nhiều gia đình ở Cẩm Xuyên đã phát triển nuôi bò nhốt

Cẩm Quan là một trong những địa phương có đông số hộ được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ xây dựng nệm lót sinh học của huyện. Theo Chủ tịch UBND xã Phạm Văn Thành, từ khi chính sách ra đời đến nay, Cẩm Quan có trên 67 hộ được hỗ trợ để xây dựng nệm lót sinh học với diện tích khoảng 634,5m2. Nệm lót sinh học đã giúp địa phương xử lý được tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại khu dân cư, từ đó hoàn thành được tiêu chí môi trường để cán đích NTM.

Là người tiên phong trong việc xây dựng nệm lót sinh học, bà Trần Thị Nhân - Bí thư Chi bộ thôn Thanh Sơn cho biết: “Gia đình tôi nuôi 3 con bò với diện tích chuồng khoảng 12m2, do nhà ở gần chuồng nên mùi chất thải rất khó chịu, nhất là vào những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, sau khi áp dụng quy trình làm nệm lót sinh học đã giải quyết triệt để mùi hôi”.

Có “bí quyết” này, bà con Cẩm Xuyên yên tâm khi chăn nuôi nông hộ

Bà Trương Thị Xoan (thôn Thanh Sơn) đang chuẩn bị trấu để làm lại nệm lót sinh học cho chuồng bò

Được biết, quy trình làm nệm lót sinh học khá đơn giản, chỉ cần 5kg cám gạo trộn với men vi sinh, ủ trong vòng 1 ngày, sau đó rắc lên vỏ trấu, cứ một lớp trấu là một lớp men. Làm khoảng 4 - 5 lớp với độ dày của nệm khoảng 50cm là hoàn thành. Một nệm lót sinh học có thể sử dụng trong khoảng từ 6 - 7 tháng, khi nào thấy phân bị hoai rồi thì lấy ra và làm tấm mới.

Từ hiệu quả mô hình điểm của Bí thư Chi bộ, toàn thôn Thanh Sơn hiện có 25 hộ đăng ký áp dụng quy trình xử lý môi trường này.

Có “bí quyết” này, bà con Cẩm Xuyên yên tâm khi chăn nuôi nông hộ

Ông Lê Quang Phương (thôn Chi Quan): Nhà tôi nuôi 6 con bò nhưng nhờ nệm lót sinh học nên rất đảm bảo vệ sinh

Còn đối với ông Lê Quang Phương - thôn Chi Quan (Cẩm Quan), nệm lót sinh học không chỉ giúp anh giải quyết triệt để mùi hôi mà con tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

“Tôi nuôi 6 con bò với diện tích chuồng khoảng 16m2. Khi chưa làm tấm lót, sáng nào tôi cũng phải mất hơn 1 tiếng để đẩy phân xuống hố, mùi phân hôi nồng nặc. Sau khi làm nệm lót thì mùi không còn, mỗi tuần chỉ cần ra xới xáo lại một lần, rất tiện lợi”.

Ngoài Cẩm Quan, các xã như: Cẩm Dương, Cẩm Lạc, Cẩm Mỹ… cũng có hàng trăm hộ chăn nuôi đăng ký xây dựng nệm lót sinh học. Hiện nay, Phòng NN&PTNT, Văn phòng điều phối NTM huyện đang chỉ đạo các xã tiếp tục tuyên truyền, vận động hộ dân chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ trên toàn huyện thực hiện mô hình nệm lót sinh học. Đây là được coi là giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nông hộ hiện nay.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.