Cỗ máy khổng lồ hút cát trên biển Đông

Để thực hiện việc san lấp mặt bằng và tăng độ sâu của Cảng Sơn Dương phục vụ cho Siêu dự án Fomorsa (Hà Tĩnh), nhà đầu tư Đài Loan - Trung Quốc đã phải thuê nhà thầu uy tín từ Vương quốc Bỉ mang những chiếc tàu khổng lồ, trong đó có 4 chiếc tàu có công suất lớn nhất thế giới sang hút cát.

Theo chân lực lượng Cảng Vụ hàng hải Hà Tĩnh đi kiểm tra tàu thuyền trên khu vực biển Vũng Áng, chúng tôi được mục sở thị những chiếc tàu hút cát lớn nhất thế giới đang hút cát trên vịnh nước sâu Sơn Dương.

Cỗ máy khổng lồ – Tàu Battuta đang vận hành hút bùn, đất, cát trên vịnh Sơn Dương

Có mặt trên con tàu khổng lồ Battuta, chúng tôi không khỏi “choáng váng” trước sự to lớn, hoành tráng của nó. Con tàu là tổ hợp của hàng loạt những cỗ máy hiện đại, làm nhiệm vụ hút đất cát dưới biển sâu. Nhiệm vụ của tàu Battuta lúc này là hút cát từ lòng biển, bơm lên xà lan để vận chuyển ra vị trí đã được quy hoạch vì vị trí này chủ yếu là bùn đất, không thể dung san lấp mặt bằng. Hai bên tàu là hai chiếc tàu xà lan có tải trọng 2.500 tấn.

Con tàu là tổ hợp của nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại nhất thế giới. Hai bên là hai tàu xà lan có nhiệm vụ chở bùn, đất đi đổ ở ngoài biển xa.

Tàu Battuta có trọng tải 8.626 tấn, chiều dài tàu là 138,5m và rộng 26m. Những cỗ máy khổng lồ hoạt động hết công suất 8 tiếng/ngày có thể đổ đầy 50 chuyến xà lan, mỗi chuyến có khoảng 2500 khối đất bùn.

Xà lan cập thân càu “ăn” cát
Những chiếc vòi rồng này hoạt động 8 tiếng mỗi ngày, có thể hút được 125.000 khối đất bùn đi đổ.

Trên tàu có tất cả 41 thuyền viên đến từ các nước và có 15 công nhân Việt Nam giúp việc trên tàu. Công việc vận hành con tàu được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi những con người có trình độ cao và thiết bị máy móc hiện đại.

Sau khi đổ đầy, chiếc xà lan này tách khỏi tàu mang bùn đất ra đổ xuống khu vực đổ thải nằm ở một vị trí ngoài khơi, đã được quy hoạch
Không phân biệt quốc tịch, màu da, cùng chung tay vì dự án
Dự án Khu liên hợp thép và cảng Sơn Dương là dự án 100% vốn Đài Loan – Trung Quốc. Theo kế hoạch của nhà đầu tư, giai đoạn 1 của dự án có số vốn đầu tư lên tới 7,9 tỷ USD, bao gồm hai hạng mục: Nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm, với tổng vốn đầu tư 7,2 tỷ USD; Cảng biển nước sâu Sơn Dương, gồm 8 cầu cảng và 4,2 km đê chắn sóng, chuyên dùng phục vụ sản xuất nhà máy thép, công suất bốc dỡ 30 triệu tấn/năm, với tổng vốn đầu tư là 0,7 tỷ USD.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói