Cơ sở lọc hàng tấn CO2 giữa biển

Captura, công ty thuộc Viện Công nghệ California, phát triển hệ thống tách CO2 từ nước biển, đồng thời xả nước đã lọc trở về đại dương.

Cơ sở lọc hàng tấn CO2 giữa biển

Mô phỏng một cơ sở quy mô lớn của Captura nhằm tách lọc CO2 từ nước biển. Ảnh: Captura

Quá trình lọc carbon sẽ áp dụng quy trình điện phân đã được cấp bằng sáng chế của Captura mang tên Direct Ocean Capture (DOC). Công ty đặt mục tiêu loại bỏ carbon quy mô lớn với chi phí thấp hơn các phương pháp cũ. Hệ thống cũng chỉ sử dụng điện tái tạo và nước biển ở đầu vào để giảm tác động đến môi trường, New Atlas hôm 11/5 đưa tin.

Công nghệ DOC có khả năng lọc hàng tỷ tấn carbon từ đại dương. Theo đó, dòng nước biển đã làm sạch được đưa vào cơ sở lọc, nơi sử dụng công nghệ điện phân để tạo ra axit. Axit này sau đó được thêm vào nước biển, kích hoạt phản ứng hóa học tách CO2 khỏi nước.

Quá trình được đẩy nhanh nhờ sử dụng contactor khí - chất lỏng (một loại công tắc điện) và bơm chân không, tạo ra một luồng CO2. Lượng CO2 này sau đó có thể cô lập hoặc tái sử dụng cho mục đích khác.

Việc trung hòa dòng nước biển được thực hiện bằng cách thêm chất kiềm. Sau đó, nước đã khử carbon được xả trở lại biển. Theo Captura, lượng nước này có thể tiếp tục tương tác với khí quyển để hấp thụ lượng CO2 lớn tương đương với lượng bị tách lọc ban đầu. Khả năng tuyệt vời này giúp hệ thống lọc nước biển trở thành công cụ hiệu quả để giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Năm 2022, Captura xây cơ sở thử nghiệm trên biển đầu tiên ở thành phố Newport Beach, bang California. Công ty sử dụng dòng nước biển chảy liên tục để đo hiệu suất của hệ thống và thực hiện những cải tiến cần thiết.

Captura sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ trong thời gian tới. Công ty này cũng dự định phối hợp với tổ chức AltaSea tại Cảng Los Angeles để xây dựng hệ thống DOC thứ hai có thể lọc 100 tấn CO2 khỏi đại dương mỗi năm.

Theo Thu Thảo/VNE (New Atlas)

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.