147 cổ vật quý giá đã quy tụ, ra mắt công chúng yêu cổ ngoạn tại điện Kiến Trung bên trong Đại nội Huế.
Điện Kiến Trung là nơi diễn ra triển lãm trưng bày 147 cổ vật quý báu - Ảnh: NHẬT LINH
Chiều 22-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Hội Cổ vật TP.HCM và một số nhà sưu tập trong nước đã tổ chức triển lãm Cổ vật hội tụ bên trong điện Kiến Trung.
Triển lãm có sự tham gia của 29 nhà sưu tập cổ vật trong nước, giới thiệu 147 cổ vật, hiện vật được lựa chọn theo các sưu tập thuộc các nhóm chất liệu như đồ pháp lam, đồ gốm sứ, đồ kim loại quý, đồ gỗ. Đây là các cổ vật, hiện vật được chế tác dưới triều Nguyễn, được sử dụng trong cung đình lẫn dân gian.
Các cổ vật do các tượng cục của triều đình chế tác hoặc do các cơ sở sản xuất trong nước thực hiện (như đồ gốm cây mai, đồ gỗ…).
Một số món cổ vật được đặt hàng, mua từ nước ngoài để sử dụng ở hoàng cung lẫn dân gian (như một số đồ pháp lam, đồ sứ)…
Bên trong không gian lộng lẫy của cung điện triệu đô, hàng trăm du khách đã đến để thưởng lãm những món cổ vật quý hiếm được các nhà sưu tập dày công gìn giữ.
Cuộc triển lãm diễn ra bên trong không gian sang trọng của điện Kiến Trung - Ảnh: NHẬT LINH
Đặc biệt trong đó có khẩu súng thần công được đúc dưới triều vua Minh Mạng lần đầu tiên ra mắt công chúng.
Khẩu súng này có tên Vũ Công Tướng Quân, xếp thứ 256 trong số 300 khẩu súng được đúc dưới triều vua Minh Mạng.
Khẩu súng do một nhóm gồm ba ngư dân ở biển Thuận An (TP Huế) phát hiện và giao lại cho Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế gìn giữ.
Cũng tại triển lãm, ông Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đã trao tặng 150 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa cho nhóm ngư dân có công phát hiện và trao tặng súng thần công quý giá trên.
Triển lãm Cổ vật hội tụ diễn ra từ đây đến ngày 21-7, tại điện Kiến Trung, Đại nội Huế.
Khẩu súng Vũ Công Tướng Quân đúc dưới thời Minh Mạng lần đầu tiên ra mắt công chúng - Ảnh: NHẬT LINH Bộ chén đĩa trang trí cảnh sông núi, hiệu đề chữ Nhật - Ảnh: NHẬT LINH Chén trang trí long nhật - Ảnh: NHẬT LINH Đĩa đồ sứ ký kiểu trang trí đề tài Đạp tuyết tầm mai - Ảnh: NHẬT LINH Kim bài, kim khánh làm bằng vàng của hoàng tộc triều Nguyễn - Ảnh: NHẬT LINH
Gương pháp lam - Ảnh: NHẬT LINH Ông Hoàng Việt Trung (bìa phải) trao bằng khen và tiền cho ba ngư dân có công phát hiện súng thần công ở biển Thuận An (TP Huế) - Ảnh: NHẬT LINH
Việt Nam và Lào vừa chính thức có Di sản Thiên nhiên thế giới liên biên giới đầu tiên mang tên “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nor”.
Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
UNESCO vừa thông qua quyết định mở rộng Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng để bao gồm Vườn quốc gia Hin Nam Nô (Lào), đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một di sản liên quốc gia.
Hội An vào top 10 thành phố tốt nhất thế giới 2025 do tạp chí du lịch Travel + Leisure bình chọn, xếp thứ 6 nhờ kiến trúc phố cổ và trải nghiệm đặc trưng.
"Tháng Bảy – Những bước chân không trở lại" của tác giả Linh Châu là lát cắt dịu dàng mà thấm thía về sự hy sinh âm thầm, những nỗi đau hóa thành lặng im trong lòng người ở lại.
Sở hữu hình thức đọc tiện lợi trong nhịp sống bận rộn, sách nói và sách điện tử đang mở ra cách tiếp cận tri thức linh hoạt, hiện đại với các bạn trẻ Hà Tĩnh trong nhịp sống số.
Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Với chương trình "Khúc tâm tình núi Hồng, sông La", đoàn Hà Tĩnh đã ghi dấu ấn tại hội diễn nghệ thuật quần chúng thường kỳ khu vực Bắc Trung Bộ, năm 2025 với 4 huy chương.
Lần đầu tiên tổ chức tại Hà Tĩnh, Liên hoan Phim Ấn Độ hứa hẹn mang đến cho khán giả nhiều trải nghiệm thú vị thông qua 4 tác phẩm nổi tiếng của kinh đô điện Bollywood.
“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
Dưới đây là những giảng viên đại học giàu có nhất thế giới, họ đã tận dụng kiến thức chuyên môn của bản thân để làm giàu bằng tri thức, trở thành những tỷ phú USD được xếp hạng chính thức.
Cổng làng, mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử của làng quê. Dù bao năm tháng xa quê thì trong tâm thức cổng làng vẫn luôn gắn liền với biết bao kỷ niềm thân thương.
Câu chuyện thành công của du lịch Việt Nam phản ánh những nỗ lực của toàn ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp, từ tham mưu xây dựng chính sách, xúc tiến quảng bá, kích cầu du lịch...
Báo cáo của công ty tư vấn hàng đầu Boston Consulting Group (BCG) chỉ ra, thị trường du lịch toàn cầu sẽ đạt giá trị 15.000 tỷ USD trong vòng 15 năm tới, nhờ sự bùng nổ nhu cầu từ các thị trường mới nổi tiêu biểu như Việt Nam.
Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Với chương trình "Khúc tâm tình núi Hồng, sông La", đoàn Hà Tĩnh hứa hẹn sẽ ghi dấu ấn tại hội diễn nghệ thuật quần chúng thường kỳ khu vực Bắc Trung Bộ 2025.
Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Tờ The Guardian của Anh vừa công bố loạt ảnh đẹp nhất do độc giả gửi về. Trong đó, khoảnh khắc một chiếc thuyền bán hàng rong đầy màu sắc trên vịnh Hạ Long gây ấn tượng mạnh với độc giả quốc tế.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.