Con người có thể sống sót bao lâu trong vũ trụ?

Khi ở trong không gian mà không mặc đồ bảo hộ, con người có thể bất tỉnh do thiếu oxy chỉ sau khoảng 10 - 15 giây và nhanh chóng tử vong.

Con người có thể sống sót bao lâu trong vũ trụ?

Phi hành gia Robert Stewart trôi nổi phía trên Trái Đất trong một nhiệm vụ năm 1984. Ảnh: HUM Images

Bay vào không gian gắn liền với nhiều thách thức và môi trường khắc nghiệt, vì vậy tạo ra điều kiện giống như trên Trái Đất để sự sống tiến hóa và phát triển rất quan trọng. Bộ đồ vũ trụ cho phép phi hành gia đi ra ngoài tàu trong thời gian ngắn thông qua cung cấp không khí, nước, áp suất và bảo vệ cơ thể. Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không mặc bộ đồ tiên tiến này? Con người có thể sống sót bao lâu nếu phóng vào môi trường chân không của không gian?

Theo Stefaan de Mey, cán bộ chiến lược ở Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), trong thời gian rất ngắn, khoảng 10 - 15 giây, con người sẽ mất nhận thức do thiếu oxy. Trong khoảng tối của vũ trụ, oxy trở thành vấn đề nghiêm trọng. “Oxy bắt đầu nở ra và làm vỡ phổi, khiến nó bị rách, làm sôi và sủi bọt máu, lập tức gây tắc mạch và ảnh hưởng chí mạng tới cơ thể người”, Mey cho biết.

Các thợ lặn đối mặt nguy cơ tương tự khi áp suất nước giảm trong lúc họ bơi lên từ độ sâu lớn. Trước khi tiến vào không gian mà không có bộ đồ bảo vệ, bạn cần ép khí ra khỏi phổi nhiều hết mức có thể. Tình trạng thiếu hoàn toàn áp suất cũng gây ra nhiều vấn đề chí mạng khác dù không phải tức thời. Dịch cơ thể như nước bọt và nước mắt sẽ bắt đầu sôi. Cơ thể người sẽ phồng lên, nhưng lớp da đủ đàn hồi để chịu đựng thay đổi áp suất. Trong trường hợp tốt nhất, bạn sẽ có vài giây trước khi dùng hết oxy trong mạch máu, khiến bạn bất tỉnh. Do không thể thay đổi tình huống, tình trạng chết não sẽ diễn ra trong vòng vài phút, trừ khi bạn được cứu và đưa trở lại môi trường điều áp giàu oxy an toàn của tàu vũ trụ và tỉnh lại.

Ngoài cung cấp oxy thiết yếu và điều áp, bộ đồ vũ trụ còn bảo vệ phi hành gia trước những mối đe dọa và nguy cơ. “Có vấn đề về nhiệt độ, bức xạ và đe dọa từ vi thiên thạch”, Mey giải thích. “Vì vậy, bộ đồ vũ trụ được thiết kế để bảo vệ cơ thể phi hành gia ngoài không gian”. Bất kể một phi hành gia ở dưới ánh nắng hay trong bóng râm, họ đều sẽ trải qua nhiệt độ cực hạn, từ -150 đến 120 độ C ở quỹ đạo thấp của Trái Đất (LEO). Điều kiện này sẽ gây bỏng hoặc lạnh buốt.

Bộ đồ vũ trụ cũng ngăn chặn nhiều loại bức xạ khác nhau. Ở LEO, tiếp xúc trong thời gian dài với bức xạ điện từ từ Mặt Trời sẽ gây ra vấn đề sức khỏe như nhiễm phóng xạ và tăng nguy cơ ung thư. Tia cực tím (UV) cũng làm bỏng da. Ngoài ra, các hạt từ bão mặt trời truyền tới chỗ phi hành gia khi họ ở ngoài không gian cũng khiến vấn đề thêm trầm trọng.

Vi thiên thạch và mảnh rác vũ trụ là một nguy cơ khác. Chúng di chuyển ở tốc độ hàng chục kilomet mỗi giây và là mối đe dọa đối với vệ tinh, tàu vũ trụ và hoạt động đi bộ không gian. Dù chúng ít có khả năng ảnh hưởng tới cơ hội sống sót của con người, bộ đồ bảo vệ được thiết kế nhiều lớp để bảo vệ phi hành gia trước bất kỳ vi thiên thạch hoặc mảnh rác vũ trụ nào bay quanh quỹ đạo.

Theo An Khang/VNE

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.