Công an TP Hà Tĩnh phá đường dây làm hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả

(Baohatinh.vn) - Theo thông tin từ Công an TP Hà Tĩnh, đường dây này hoạt động từ năm 2019 đến nay, đã sản xuất, in ấn và mua bán hàng ngàn bằng cấp, giấy tờ giả cho người mua ở nhiều tỉnh, thành phố với số tiền hưởng lợi lên đến hơn 20 tỉ đồng.

Những “sói già” trong vỏ bọc “cừu non”

Nhận làm mới và cấp lại các loại CMND, căn cước, đăng ký xe, cavet, bằng THPT đến đại học, GPLX xe máy, ô tô hạng B2, C... và tất cả giấy tờ khác, giao hàng toàn quốc", giống 100%, bảo mật với giá 2 triệu đồng là những lời quảng cáo Facebook “Làm Bằng Các Loại”.

Công an TP Hà Tĩnh phá đường dây làm hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả

Cơ quan điều tra làm việc với đối tượng Phạm Văn Mạnh.

Với những nhận định ban đầu, đây là hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, lãnh đạo Công an TP Hà Tĩnh đã tập trung lực lượng, lần theo các manh mối trên không gian mạng để đấu tranh với các đối tượng phạm tội.

Với sự vào cuộc của những cán bộ giàu kinh nghiệm phá án, bước đầu, Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Tĩnh xác định danh tính đối tượng đăng các bài quảng cáo trên Facebook là Nguyễn Văn Giỏi (29 tuổi, ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).

Điều tra bước đầu, Công an TP Hà Tĩnh xác định đây là đường dây làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức có nhiều đối tượng tham gia, hoạt động ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, có sự cấu kết chặt chẽ, phân công vai trò với từng đối tượng và có nhiều thủ đoạn để che giấu cơ quan công an.

Công an TP Hà Tĩnh phá đường dây làm hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả

Các máy in bị thu giữ.

Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, chuyên án mang bí số “0323G” được xác lập để đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ hành vi phạm tội. Từ những thông tin trên không gian mạng, ban chuyên án đã cử nhiều tổ công tác để xác minh đối tượng tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình và TP Hà Nội.

Sau một thời gian tổ chức đấu tranh, ban chuyên án đã xác định được các đối tượng có liên quan đến đường dây tội phạm này gồm: Nguyễn Văn Giỏi (SN 1994), trú tại thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; Phạm Văn Mạnh (SN 1982) và Nguyễn Thị Hằng (SN 1985) cùng trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; Phạm Văn Minh (SN 1993) trú tại thôn Bắc Quang, xã Hà Giang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Công an TP Hà Tĩnh phá đường dây làm hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả

Các loại giấy tờ và con dấu giả.

Ngày 17/3/2023, ban chuyên án quyết định phá án. Công an TP Hà Tĩnh đã huy động 20 các bộ, chiến sỹ, chia thành 3 mũi công tác để đấu tranh bắt giữ các đối tượng có liên quan. Cơ quan điều tra đã thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và khám xét nơi ở đối với: Nguyễn Văn Giỏi, Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Thị Hằng, Phạm Văn Minh.

Quá trình bắt giữ và khám xét nơi ở của các đối tượng, cơ quan điều tra đã thu giữ gần 2.000 con dấu các loại của nhiều cơ quan, tổ chức trên cả nước; hơn 1.900 phôi bằng trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, chứng chỉ các loại; 4 bộ máy tính; 3 máy in màu; 1 máy khắc dấu cùng nhiều điện thoại di động và nhiều tài khoản ngân hàng các loại.

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận: Vào năm 2019, Phạm Văn Mạnh lên mạng xã hội tìm hiểu và nghiên cứu cách thức làm các loại giấy tờ giả; mua các máy tính, máy in màu cùng các loại phôi bằng, chứng chỉ... để làm công cụ thực hiện hành vi. Sau đó, Mạnh đăng bài quảng cáo làm giấy tờ giả và tuyển cộng tác viên thì Nguyễn Văn Giỏi đã liên lạc và nhận làm cộng tác viên tìm khách hàng. Khi có khách liên hệ đặt mua các loại giấy tờ giả, các đối tượng làm và yêu cầu cung cấp địa chỉ nhận hàng. Sau khi “sản xuất” xong giấy tờ giả cho khách hàng, Phạm Văn Minh có nhiệm vụ đi gửi cho khách theo địa chỉ mà Mạnh cung cấp. Tiền được chuyển vào một tài khoản do Mạnh quản lý.

Ngày 25/3/2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Tĩnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Văn Giỏi, Phạm Văn Minh và Nguyễn Thị Hằng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Đến thời điểm này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Tĩnh có đủ căn cứ xác định, từ năm 2019 đến nay, Phạm Văn Mạnh đã thu lời trên 6 tỷ đồng từ việc sản xuất các loại giấy tờ giả.

Hành trình “xuyên” Việt

Từ các đối tượng bị bắt giữ, những manh mối tiếp tục được hé lộ. Những câu hỏi nghi vấn được đặt ra. Vậy, số lượng phôi “khủng” mà Mạnh và đồng bọn sử dụng, để “sản xuất” các loại bằng giả có nguồn từ đâu? Đối tượng nào cung cấp?

Trung tá Bùi Quang Dũng - Đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Tĩnh cho biết: Mở rộng điều tra, xác định toàn bộ số phôi bằng mà Phạm Văn Mạnh sử dụng để sản xuất các loại giấy tờ giả được mua từ một người không quen biết sử dụng từ mạng xã hội Zalo.

Công an TP Hà Tĩnh phá đường dây làm hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả

Các đối tượng bị khởi tố.

Các đối tượng “làm ăn” cùng nhau nhưng chưa gặp mặt nhau, tất cả đều sử dụng tài khoản ẩn danh để liên hệ, trao đổi và thanh toán qua các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Với quyết tâm đấu tranh làm rõ hành vi của các đối tượng, Công an TP Hà Tĩnh đã tiến hành điều tra và xác định được đối tượng đã bán các loại giấy tờ cho Phạm Văn Mạnh là: Lê Văn Bộ (SN 1987) trú xã Quang Thành, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, hiện đang sinh sống tại tổ dân phố Trung Sơn, thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Ngày 2/4/2023, Công an thành phố Hà Tĩnh thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và khám xét khẩn cấp nơi ở đối với Lê Văn Bộ, thu giữ 1 bộ máy tính, 228 phôi bằng, 2 điện thoại di động được sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Quá trình điều tra xác định, Lê Văn Bộ từng có một tiền án về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Đối tượng đã đặt mua các loại phôi bằng, chứng chỉ, giấy tờ tùy thân các loại ở Trung Quốc. Sau đó, đăng bài trên trang trang mạng xã hội để bán lại cho nhiều đối tượng làm giấy tờ giả ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước nhằm hưởng tiền chênh lệch.

Tiếp tục mở rộng điều tra, Công an TP Hà Tĩnh xác định có 1 nhóm đối tượng mua bán phôi của Lê Văn Bộ đang hoạt động tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các thông tin liên quan đến nhóm đối tượng đều không có thật. Tiến hành xác minh gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, dân cư đông, nhiều tòa chung cư, các đối tượng không đăng kí tạm trú.

Trung tá Nguyễn Quốc Hùng - Trưởng Công an TP Hà Tĩnh cho biết, với quyết tâm cao nhất, đánh sập đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, ban chuyên án xác định đối tượng Lê Hồng Tuyến, sinh năm 1990, xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, hiện đang trú tại xã Phước Kiển – huyện Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần liên hệ với Lê Văn Bộ để mua số lượng phôi bằng rất lớn. Nhận định Lê Hồng Tuyến cũng là một đối tượng chuyên sản xuất các loại giấy tờ giả nên Công an thành phố đã tổ chức lực lượng vào thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục điều tra làm rõ.

Công an TP Hà Tĩnh phá đường dây làm hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả

Đồng chí Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp chỉ đạo mở rộng điều tra vụ án.

Không chỉ dày công trên không gian mạng, cán bộ, chiến sỹ còn bám địa bàn để chặt đứt những “chân rết” trong đường dây.

Ngày 11/5/2023, Công an thành phố Hà Tĩnh bắt giữ Lê Hồng Tuyến cùng 6 đối tượng trong đường dây tại căn hộ số E303, chung cư Phú Hoàng Anh, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; thu giữ 80 bộ tài liệu giả đã hoàn thiện và 11 con dấu của các cơ quan, tổ chức, 6 bộ máy tính, 7 máy in màu, 1 máy scan, 1 máy ép plastic, 1 máy khắc dấu, hơn 6.000 phôi bằng giấy tờ, 11 điện thoại di động và hơn 10 tài khoản ngân hàng các loại.

Từ năm 2021 đến nay, nhóm đối tượng do Lê Hồng Tuyến cầm đầu đã thu lợi bất chính số tiền 14,3 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất giấy tờ giả.

Công an TP Hà Tĩnh phá đường dây làm hàng nghìn bằng cấp, giấy tờ giả

Ban Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng Công an TP Hà Tĩnh vì thành tích xuất sắc trong phá chuyên án.

Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, Công an TP Hà Tĩnh đã được Ban Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh biểu dương, khen thưởng.

Được biết đến nay, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố đối với 24 bị can về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 12 bị can và tạm giam 12 bị can.

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.