Công nghệ hỗ trợ người cao tuổi trong và sau đại dịch

Theo một nghiên cứu gần đây của IBM, sự cô đơn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cá nhân, kinh tế và xã hội ở người lớn tuổi.

Công nghệ hỗ trợ người cao tuổi trong và sau đại dịch

Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục càn quét khắp các quốc gia và chúng ta chưa có vaccine, một trong những nỗ lực làm phẳng đường cong thông qua giãn cách xã hội đã trở thành một chiến thuật cực kỳ quan trọng để làm chậm tốc độ lây truyền bệnh. Mục tiêu là giảm số lượng người mắc bệnh cùng một lúc nhằm ngăn chặn sự quá tải của các hệ thống y tế địa phương. Điều này đặc biệt cần thiết cho người cao tuổi , những người có nguy cơ biến chứng nặng hơn nhiều. Nhưng mặt khuất của các biện pháp cách ly y tế công cộng này cũng bao gồm cuộc sống bị gián đoạn và sự cô lập xã hội.

Cô đơn trong giai đoạn giãn cách xã hội đã trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng theo đúng nghĩa của nó. Người cao tuổi, những người đáng ra nhận được nhiều nhất từ giãn cách xã hội, cũng nằm trong số những cộng đồng bị ảnh hưởng lớn nhất bởi sự cô lập. Chúng ta cần các giải pháp thực sự có thể giải quyết vấn đề này và có một cơ hội to lớn cho công nghệ đóng góp một phần.

Các bệnh lý từ giãn cách xã hội

Con người có bản chất tự nhiên là kết nối xã hội và hiển nhiên khi bản chất đó bị giảm thiểu sẽ gây ra một số tác động tiêu cực. Trên mỗi độ tuổi và nhân khẩu học, xã hội bắt đầu thấy những tác động đầu tiên của sự cô lập xã hội. Cảm giác cô đơn và các biến chứng trở nên phổ biến hơn nhiều và có tác động lớn hơn so với trước đây.

Sự cô lập xã hội gây ra đau khổ thực sự và có thể dẫn đến không chỉ trầm cảm và lo lắng, mà còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan như suy giảm nhận thức và bệnh tim mạch.

Ở người lớn tuổi, sự cô lập xã hội hầu như luôn đi đôi với một số hình thức mất mát về thể chất, chẳng hạn như giảm thị giác và thính giác hoặc khả năng di chuyển bị suy giảm, bao gồm cả việc mất khả năng vận động. Theo thời gian, họ đấu tranh để tự điều chỉnh những thay đổi này và thường từ chối giúp đỡ hoặc chối bỏ những cảm giác này nhằm tránh kỳ thị xã hội và gây ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình lão hoá.

CNTT có thể giúp gì?

Theo một nghiên cứu gần đây của IBM, sự cô đơn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cá nhân, kinh tế và xã hội ở người lớn tuổi, phác thảo vai trò chính của công nghệ trong việc thúc đẩy thay đổi tích cực. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nhà xã hội học nên xem xét một số chiến lược liên quan đến công nghệ để thúc đẩy kết nối lớn hơn giữa các cộng đồng người cao tuổi. Mặc dù công nghệ không thể thay thế các tương tác xã hội trực tiếp, nhưng nếu được thực hiện tốt, công nghệ có thể là một phần của giải pháp.

Nội dung và dịch vụ tùy biến: Các cơ quan chính phủ, thành phố và cộng đồng, mạng lưới bệnh viện, các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế và các nhà cung cấp viễn thông đều có thể nhanh chóng xây dựng các giải pháp hiệu quả về chi phí bằng cách hợp tác với các công ty công nghệ đã mở đường cho ứng dụng nhận thức số trong các nền tảng chăm sóc sức khỏe. Các nền tảng này có thể sử dụng các tính năng được cá nhân hóa nhằm đáp ứng nhu cầu mỗi cá nhân, như ngôn ngữ tự nhiên, nhận dạng khuôn mặt và khả năng tích hợp dữ liệu.

Cá nhân hóa phải được ưu tiên hơn đơn giản hóa: Các giải pháp cần thích ứng với nhận thức của người cao tuổi. Điều đó để chứng minh người lớn tuổi hoàn toàn có khả năng thích nghi với công nghệ mới. Ví dụ, IBM và Đại học London (UCL) đã ra mắt Mạng lưới trao đổi công nghệ IBM (IBM IXN), một quan hệ đối tác giáo dục quốc tế nhằm phát triển các chương trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm, cho phép sinh viên truy cập trực tiếp vào các chương trình mới trong các lĩnh vực công nghệ mới nổi. IBM IXN đang tạo ra một ứng dụng thực tế ảo sử dụng IBM Watson tùy chỉnh phù hợp với người dùng cao tuổi, có khả năng giúp giải quyết tình trạng cô đơn tại thời điểm then chốt hiện nay.

Khả năng mở rộng và liên kết: Mặc dù đã có nhiều chương trình thí điểm và cả các chương trình CNTT sẵn có dành cho người cao tuổi, nhưng các chương trình này đều hoạt động độc lập. Điều này giới hạn khả năng mở rộng và phục vụ nhiều người dùng hơn nữa. Các giải pháp trong tương lai cần cung cấp cả khả năng mở rộng và liên kết nhằm đảm bảo hiệu quả về chi phí.

Vì không một tổ chức nào có thể giải quyết vấn đề này một mình, các giải pháp cần được thiết kế để giúp mọi người kết nối với các bên liên quan và các nhà cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng, bao gồm các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, cơ quan chính phủ và các tổ chức chăm sóc sức khỏe. Thông tin chi tiết từ dữ liệu được chia sẻ sẽ tạo ra một sự khác biệt quan trọng trong mỗi cộng đồng và quốc gia.

Khi chúng ta bắt đầu làm quen với những khái niệm “bình thường mới” để cuộc sống dần quay trở lại, đây cũng là thời điểm cần cân nhắc các ưu tiên về sức khoẻ cộng đồng và xã hội, mà trong đó, người cao tuổi cũng có thể nhận được sự quan tâm chính đáng để đảm bảo rằng không một ai bị bỏ lại.

Theo VTV

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.