Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng hiệu quả, thực chất

(Baohatinh.vn) - Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị các ban chỉ đạo cấp tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

tham-nhung-tieu-cuc-3.jpg
Đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Sáng 8/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến giao ban 6 tháng đầu năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban Chỉ đạo cấp tỉnh).

Đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Đồng chí Trần Thế Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Cùng dự có các Phó Trưởng ban, Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hà Tĩnh.

6 tháng đầu năm 2024, ban chỉ đạo cấp tỉnh đã kịp thời chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa và tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo Trung ương).

fff.jpg
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng báo hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 6 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các ban chỉ đạo đã quan tâm chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo yêu cầu, hướng dẫn của Trung ương; phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Các ban chỉ đạo cấp tỉnh đã rà soát, đưa 74 vụ án, 33 vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra trên địa bàn vào diện theo dõi, chỉ đạo. Trong đó, nhiều địa phương đã khởi tố, điều tra xử lý nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp.

tham-nhung-tieu-cuc.jpg
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tham nhũng, tiêu cực, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh nhiều việc làm sai; trực tiếp tiến hành 123 cuộc kiểm tra, giám sát, ban hành 128 kết luận, kiến nghị qua kiểm tra, giám sát. Tiếp nhận, xử lý 1.528 đơn; chuyển cơ quan chức năng giải quyết 640 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh về tham nhũng, tiêu cực.

Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực của các cơ quan tiến hành tố tụng và thi hành án dân sự các cấp được các ban chỉ đạo quan tâm, chỉ đạo, bước đầu đạt hiệu quả rõ nét.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động phối hợp cung cấp thông tin kịp thời, công khai kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

tham-nhung-tieu-cuc-1.jpg
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã làm rõ thêm về những kết quả đã đạt được, cũng như những tồn tại, hạn chế và kiến nghị các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Các đại biểu cho rằng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các ban chỉ đạo cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo và tham mưu chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gắn với thực hiện các chủ trương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng về nêu gương, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt chú trọng trong giáo dục liêm chính, xây dựng và thực hành văn hóa liêm chính, không tham nhũng, không tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân; tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động có tính chất khép kín, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận xã hội quan tâm...

Các đại biểu cũng nghe quán triệt Quy định số 132 ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Kết luận hội nghị, đồng chí Phan Đình Trạc nhấn mạnh: Dù còn một số khó khăn, vướng mắc nhưng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 đã có nhiều nỗ lực, bám sát các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, đưa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng đi vào hiệu quả, thực chất, góp phần tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng.

phan-dinh-trac-4824.jpg
Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc. Ảnh: TTXVN

Nêu lên một số hạn chế, tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trưởng ban Nội chính Trung ương đề nghị các ban chỉ đạo cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo, quán triệt, triển khai có hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; quan tâm việc sơ kết Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, đồng thời chỉ đạo xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là vụ án, vụ việc phức tạp, kéo dài, có khó khăn, vướng mắc.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện ban chỉ đạo cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo và Ban Chỉ đạo Trung ương giao cho các địa phương xử lý.

Đổi mới nội dung, phương thức, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo và cơ quan thường trực của ban chỉ đạo cấp tỉnh; tiếp tục rà soát, hoàn thiện, rà soát, xây dựng, ban hành các quy trình, quy định nghiệp vụ bảo đảm hoạt động của ban chỉ đạo thực sự khoa học, nền nếp, hiệu quả; kiện toàn ban chỉ đạo, kịp thời thay thế những vị trí không đáp ứng yêu cầu nhằm xây dựng ban chỉ đạo cấp tỉnh thực sự là một tập thể mạnh, đoàn kết, thống nhất cao.

Chủ đề Phòng chống tham nhũng

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).