Công tác tuyên giáo phục vụ nhiệm vụ chính trị và sự nghiệp đổi mới

(Baohatinh.vn) - Mùa thu này, ngành Tuyên giáo của Đảng tròn 90 tuổi. Ngành Tuyên giáo Hà Tĩnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng đã có đóng góp vào những thắng lợi vẻ vang mà đất nước ta giành được trong suốt chặng đường 90 năm qua.

Hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng 1/8 (1930-2020)

Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những chặng đường phát triển vẻ vang của ngành Tuyên giáo Hà Tĩnh.

Thực hiện Nghị quyết số 245, ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng, 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An được hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Thời kỳ này, công tác tuyên giáo của Đảng bộ Nghệ Tĩnh chủ yếu là tuyên truyền, học tập Nghị quyết 19, 20, 22, 23, 24 của Trung ương; Chỉ thị 100 của Ban Bí thư; các nghị quyết của tỉnh về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và của Nghệ Tĩnh trong giai đoạn mới…

Công tác tuyên giáo phục vụ nhiệm vụ chính trị và sự nghiệp đổi mới

Ông Trương Kiện, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ Tĩnh tuyên bố khởi công xây dựng hồ Kẻ Gỗ vào sáng 26/3/1976. Ảnh: Tư liệu.

Một trong những thành tích nổi bật của công tác tuyên truyền giai đoạn này là đã góp phần thúc đẩy quá trình thi công công trình Kẻ Gỗ, Vách Bắc - công trình chào mừng Đại hội Đảng lần thứ IV và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX. Công tác tuyên truyền, phát động quần chúng tham gia xây dựng công trình này đã được tiến hành rầm rộ, sôi nổi và hừng hực khí thế thi đua…

Ngày 3/2/1976, Đài Phát thanh Nghệ Tĩnh (đặt tại TP Vinh) bắt đầu phát sóng. Năm 1977, Đài Truyền hình Nghệ Tĩnh ra đời.

Báo Hà Tĩnh sáp nhập với Báo Nghệ An thành Báo Nghệ Tĩnh. Đội ngũ lãnh đạo và phóng viên của báo được tăng cường. Nội dung tuyên truyền đã luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ; cổ vũ, động viên các phong trào cách mạng của Nhân dân trong tỉnh.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển đúng hướng, đạt kết quả thiết thực, bước đầu xây dựng con người mới trên quê hương Nghệ Tĩnh. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ được quan tâm đúng mức. Thành quả bước đầu từ công tác nghiên cứu lịch sử Đảng của Đảng bộ là đã được đưa xuống các trường học, cơ quan, xí nghiệp và địa phương để tuyên truyền, phát huy truyền thống tốt đẹp của tỉnh, địa phương và đơn vị. Các ngành trong khối khoa giáo có bước phát triển đáng kể. Công tác GD&ĐT tiếp tục vươn lên mạnh mẽ. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân chuyển biến tích cực. Mạng lưới y tế đã được bố trí tương đối đồng bộ. Phong trào TDTT ngay sau ngày hợp tỉnh đã triển khai một số hoạt động phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị. Hoạt động KHKT đã tập trung phục vụ phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho Nhân dân.

Đầu năm 1976, Đảng bộ và Nhân dân Nghệ Tĩnh cùng với Nhân dân cả nước đã sôi nổi chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất cả nước. Thực hiện chủ trương của Trung ương và của Tỉnh ủy, công tác tuyên truyền phục vụ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV và đại hội đảng bộ các cấp được tiến hành với nhiều hình thức phong phú cả về chiều rộng và chiều sâu đã tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu sắc, một không khí phấn khởi trong Nhân dân.

Chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc nổ ra. Nghệ Tĩnh lại làm nhiệm vụ hậu phương, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến. Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh đã thực hiện tốt việc tuyên truyền chiến thắng trên mặt trận biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, động viên khí thế cách mạng, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc và quê hương.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình cách mạng thế giới, một bộ phận cán bộ, đảng viên đã có sự dao động, bối rối. Trước tình hình đó, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy đã có hướng dẫn tiến hành đợt sinh hoạt chính trị nâng cao phẩm chất cộng sản cho cán bộ, đảng viên. Qua đợt học tập, nhiều nơi, cán bộ, đảng viên đã xây dựng cho mình chương trình hành động cụ thể để rèn luyện. Thông qua đợt sinh hoạt chính trị này, các cấp ủy Đảng đã khẳng định được vị trí của việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên và thấy rõ ảnh hưởng tác hại của tình trạng thoái hóa, biến chất, chạy theo những hoạt động tiêu cực làm tổn hại đến uy tín của Đảng, thấy rõ cần phải thông qua việc học tập, tự phê bình và phê bình để xây dựng Đảng, củng cố lòng tin của quần chúng Nhân dân đối với Đảng.

Sau khi hợp tỉnh, tổ chức tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đã được củng cố một bước. Đội ngũ cán bộ tuyên giáo đã có nhiều cố gắng vươn lên để làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Cùng với công tác tuyên truyền, công tác huấn luyện của Đảng bộ trong thời kỳ 1976 - 1985 có nhiều nét mới. Đến năm 1980, toàn tỉnh đã có một hệ thống trường Đảng khá hoàn chỉnh, bao gồm Trường Đảng tỉnh tập trung và tại chức, 27 trường Đảng huyện, thị, một số trường ngành và nhiều xã đã có trường Đảng xã.

Ban Tuyên giáo Nghệ Tĩnh đã đẩy mạnh chỉ đạo việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, XII, VIII và các nghị quyết của Bộ Chính trị như Nghị quyết 04, Nghị quyết 10 và một số chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy…

Công tác tuyên truyền giáo dục về tình hình quốc tế thời kỳ này được tăng cường. Các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chào mừng các ngày kỷ niệm lớn trong các năm tiếp tục được đẩy mạnh về chất lượng. Hoạt động của ngành văn hóa, TDTT, giáo dục được nâng cao. Nhiều công trình phúc lợi xã hội, công trình văn hóa được xây dựng. Các địa phương đã tổ chức hoạt động kỷ niệm với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Thời kỳ 1986 - 1991 trong xu thế đổi mới toàn diện, về phương thức thực hiện công tác tư tưởng cũng có nhiều đổi mới. Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh đã quyết định lấy ngày 3 hàng tháng là “Ngày chính trị". Đây là một hình thức sinh hoạt mới, đảm bảo thông tin 2 chiều, tạo ra phong cách mới trong giáo dục chính trị của Đảng, tạo điều kiện để cấp ủy viên tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và quần chúng cơ sở, giải quyết được vấn đề mà quần chúng quan tâm. Việc tổ chức “Ngày chính trị” ngày càng đi vào nền nếp, từng bước tìm ra những nội dung và hình thức, cơ chế thích hợp để có thông tin 2 chiều chính xác, góp phần thực hiện tốt công tác tư tưởng. Sau năm 1987, Tỉnh ủy đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với việc phê bình công khai trên báo đài, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng cả những mặt tốt và cả những vụ việc tiêu cực, nhằm thúc đẩy các cơ quan chức năng giải quyết, đồng thời có tác dụng răn đe, ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực, góp phần xây dựng niềm tin trong Nhân dân, cán bộ và đảng viên.

Từ năm 1990, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có nhiều phát hiện và tuyên truyền, giới thiệu những nhân tố mới, điển hình mới trong tỉnh. Những nhân tố này được tập hợp trong các tập sách nhỏ mang tên "Điểm sáng quê ta”. Qua đó, đã góp phần đưa thông tin, trao đổi kinh nghiệm và định hướng về các hình mẫu hoạt động có hiệu quả trên các lĩnh vực, những tập sách này ra đời đã được cơ sở quan tâm đón nhận.

Để góp phần thông tin có định hướng đến tận các chi bộ Đảng và lực lượng báo cáo viên cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh, giúp các chi bộ có tài liệu sinh hoạt tốt, từ năm 1990, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã biên tập, in ấn phát hành xuống tận các chi bộ Đảng 3 tập tài liệu sinh hoạt chuyên đề và 4 tập thông tin nội bộ. Năm 1991, Bản tin “Thông tin nội bộ” được phát hành hàng tháng, chất lượng được nâng lên, được các cấp ủy, cán bộ, đảng viên hoan nghênh, coi đây là một nguồn thông tin chính, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Ở một số huyện như Quỳnh Lưu, Nghi Xuân... đã duy trì được bản tin trong huyện, chất lượng được quan tâm hơn.

Giai đoạn 1986 - 1991 công tác tuyên giáo đã cơ bản phục vụ kịp thời sự nghiệp đổi mới, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Báo Nghệ Tĩnh tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, phát hành đến đa số các chi bộ trong Đảng bộ. Đài Phát thanh tỉnh đã phủ sóng gần 100% các địa phương. Hoạt động văn hóa cơ sở phát triển sôi nổi. Hoạt động của các ngành thuộc khối khoa giáo có nhiều khởi sắc. Hoạt động KHKT có chuyển biến rõ nét. Hệ thống giáo dục tiếp tục phát triển, bước đầu đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Công tác y tế được tăng cường. Công tác TDTT những năm đầu đổi mới có một số chuyển biến, nhất là về thể thao thành tích cao.

Đầu năm 1987, theo chủ trương của Tỉnh uỷ, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy và Ban Khoa giáo Tỉnh ủy đã tiến hành hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, gồm các bộ phận: Tuyên truyền, Huấn học, Khoa giáo, Văn hóa - văn nghệ và Văn phòng ban. Năm 1988, đã có 11/27 huyện chuyển trường Đảng huyện thành trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện.

Đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

(Còn nữa)

Chủ đề 90 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG NGÀNH TUYÊN GIÁO

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.
Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Chí khí, tinh thần cách mạng của các thế hệ thanh niên đi trước là động lực để lớp lớp đoàn viên thanh niên Hà Tĩnh hôm nay rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương, đất nước phát triển vững bền.
Cội nguồn khí phách anh hùng

Cội nguồn khí phách anh hùng

Lý Tự Trọng - người con ưu tú của vùng đất núi Hồng - sông La đã hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng; người ĐVTN cộng sản đầu tiên đã nêu tấm gương sáng ngời về khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Hơn 20 năm đồng hành, sát cánh cùng nhau trên cương vị cán bộ thôn, cũng là chừng đó thời gian Bí thư Chi bộ Nguyễn Đình Hợp và Trưởng thôn Phạm Ngôn - 2 đảng viên là giáo dân luôn bền bỉ, miệt mài làm “cầu nối” ý Đảng, lòng dân. Họ cũng là những người “thắp lửa” tinh thần đoàn kết và khí thế xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay diện mạo thôn giáo Hương Long, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Lời tuyên bố đanh thép của anh Lý Tự Trọng trước kẻ thù “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là kim chỉ nam cho hành động, là tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận những đóng góp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua và mong rằng, với cương vị, trách nhiệm của mình, các đồng chí sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10

Hội nghị Báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 10

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Văn Hùng đề nghị, thời gian tới, huyện Hương Sơn và các địa phương Hà Tĩnh tiếp tục tập trung cao, triển khai các nhóm giải pháp, hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024.