Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt nhờ sự tham gia tích cực của giới trẻ. Sự bùng nổ này làm nổi bật các xu hướng mới, như khám phá các điểm đến ít phổ biến, du lịch theo sự kiện và sự kết hợp mạnh mẽ giữa công nghệ và trải nghiệm du lịch.
Dữ liệu của KDCA cho thấy trong tuần thứ tư của tháng 7, số bệnh nhân nội trú được chẩn đoán mắc COVID-19 đã lên tới 465 người, tăng gấp năm lần so với tuần đầu tiên của tháng là 91 người.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, Việt Nam đã vượt qua đại dịch COVID-19, mang lại bình yên cho Nhân dân và đưa đất nước tiếp tục phát triển.
Nhờ thực hiện tốt công tác giám sát kết hợp triển khai các biện pháp phòng, chống nên các dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang được ngành Y tế Hà Tĩnh kiểm soát hiệu quả, không để lây lan, bùng phát.
IPSN có nhiệm vụ giúp đảm bảo việc xác định và theo dõi các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm diễn ra nhanh chóng, đồng thời chia sẻ thông tin và phối hợp hành động để ngăn chặn các thảm họa.
Các học viên ở Hà Tĩnh sẽ cập nhật những kiến thức mới về các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trong nhân viên y tế; nắm được quy trình, nội dung khám phát hiện và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, các cơ sở y tế Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh; dịch COVID-19 được kiểm soát hiệu quả, không có sự gia tăng đột biến về số ca mắc.
Đến thời điểm hiện nay, các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Tĩnh đã bố trí đầy đủ nhân lực để đảm bảo việc cấp cứu, điều trị cho người dân và tổ chức ứng phó với các diễn biến của dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ dài ngày.
Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu, các cơ sở y tế phân công cán bộ thường trực phòng, chống dịch 24/24h, tổ chức trực 4 cấp, đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho Nhân dân trong dịp nghỉ lễ.
Ngành y tế Hà Tĩnh khuyến cáo, người dân cần chủ động tiêm phòng vắc-xin để tăng cường khả năng miễn dịch nhằm ứng phó với những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19.
Trước số lượng ca mắc COVID-19 gia tăng tại nhiều tỉnh thành, ngành y tế Hà Tĩnh khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là, cần chủ động tiêm vắc-xin phòng COVID-19.
Dù đã nỗ lực tháo gỡ song hiện nay, các cơ sở y tế Hà Tĩnh vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vật tư, hóa chất, sinh phẩm do nhiều vướng mắc trong thực tiễn cần tiếp tục được tháo gỡ.
Cán bộ y tế Hà Tĩnh đã bày tỏ sự băn khoăn, trăn trở khi nhiều đối tượng dù tham gia tích cực, thường xuyên trong công tác phòng, chống dịch bệnh nhưng vẫn chưa được hưởng tăng phụ cấp ưu đãi nghề y theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
100% trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Tĩnh đều đang tham gia theo dõi, giám sát, quản lý, điều trị hiệu quả cho khoảng 800 bệnh nhân mắc lao khi được chuyển về địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan rà soát các quy định để tháo gỡ dứt điểm những vướng mắc trong mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế nhằm thực hiện tốt sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân.
Việc Chính phủ tăng phụ cấp ưu đãi theo nghề đã góp phần hỗ trợ rất lớn cho đội ngũ công chức, viên chức y tế cơ sở, tạo động lực để y, bác sỹ yên tâm gắn bó với nghề. Cán bộ y tế Hà Tĩnh cũng mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có hướng dẫn để nghị định sớm đi vào cuộc sống.
Thời gian qua, mặc dù dịch COVID-19 được kiểm soát hiệu quả song nhiều loại dịch bệnh khác lại diễn biến phức tạp. Các chiến sỹ trên mặt trận y tế dự phòng Hà Tĩnh tiếp tục bám nắm, lăn xả để triển khai công tác phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân.
Với việc bố trí đầy đủ nhân lực, chuẩn bị chu đáo vật tư, sự tận tâm, trách nhiệm của các y, bác sỹ, trong những ngày nghỉ tết Nguyên đán, các bệnh nhân phải ở lại điều trị nội trú tại các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh đều được chăm sóc chu đáo, các ca cấp cứu được tiếp nhận và điều trị kịp thời.
Khi sắc xuân ngập tràn khắp đất trời, người người nô nức sắm sửa đón tết thì tại các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh, đội ngũ y, bác sỹ vẫn miệt mài trong phòng bệnh, phòng xét nghiệm để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Với họ, niềm vui lớn nhất là khi bệnh nhân được hồi phục để sớm trở về quây quần bên gia đình.
Dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật tư y tế, nhiều loại dịch bệnh diễn biến phức tạp sau đại dịch COVID-19, song năm qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh đã nỗ lực vượt khó, không ngừng nâng tầm chất lượng để chăm sóc, điều trị ngày một tốt hơn cho người bệnh.
Dẫu phải đối mặt với nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19 như: vật tư, sinh phẩm, thuốc men bị thiếu hụt; số lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị gia tăng…, song, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh đã nỗ lực, linh hoạt ứng phó hiệu quả để vừa phòng chống các loại dịch bệnh, vừa tiếp nhận, thăm khám và điều trị kịp thời, chu đáo cho người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kiến nghị với đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh nhiều chính sách nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, thu hút, giữ chân nguồn nhân lực và giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh khẳng định, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có những đóng góp to lớn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, đoàn cũng tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của trung tâm để báo cáo với Quốc hội và gửi đến tỉnh.
Thông qua hội nghị, hội viên phụ nữ trên địa bàn thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã được truyền đạt những giải pháp phòng ngừa, ứng phó cần thiết để bảo vệ sức khỏe về di chứng hậu COVID-19 trong tình hình mới.
Năm 2022, Cục Thuế Hà Tĩnh tiếp nhận 663 giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh với tổng số tiền 258 tỷ đồng.
Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca COVID-19 mới và bệnh nhân nặng tăng nhẹ; cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho các nhóm đối tượng và tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp đôn đốc, hướng dẫn địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.