Núi Hồng - Sông La

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trong ngày tiết trời mát mẻ, 4 người em tuổi trên dưới 90 của cụ Phan Thị Chinh (95 tuổi, ở thôn Yên Lạc, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) về quây quần bên cụ, cùng ôn lại kỷ niệm gia đình.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh
Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Cụ Phan Thị Chinh năm nay 95 tuổi, tuy lưng còng nhưng vẫn còn minh mẫn. Buổi sáng, sau khi giúp người cháu đích tôn làm một số việc nhà, cụ thường ngôi bên bậu cửa, khi thì ngâm nga đôi ba câu thơ, khi xâu kim khâu áo. Thỉnh thoảng, khi có người làng đến chơi, cụ vẫn nhớ hỏi han chuyện gia đình và nói chuyện vui vẻ.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Mặc dù đều đã cao tuổi nhưng cả 5 anh em cụ đều khỏe mạnh. Trong ảnh, từ trái qua phải là cụ Phan Thanh Bình - SN 1937 (84 tuổi); cụ Phan Thị Chinh - SN 1926 (95 tuổi), cụ Phan Thị Em - SN 1928 (93 tuổi), cụ Phan Văn Phiên - SN 1930 (91 tuổi), cụ Phan Văn Diên - SN 1932 (89 tuổi). Hôm nay, các cụ quây quần về thăm chị gái và nghe cụ Phan Văn Phiên đọc thơ về mẹ.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Các cụ vẫn luôn tự hào về sức khỏe của 5 anh chị em. Cụ Phiên chia sẻ: “Gia đình tôi nhiều người sống thọ lắm. Ông ngoại tôi và mẹ tôi đều mất năm 97 tuổi. Anh em bên ngoại của gia đình tôi cũng nhiều người sống trên 90 tuổi. Bây giờ, chị em tôi sống quây quần bên nhau, ai cũng đã tuổi cao nhưng chưa phải làm phiền con cháu nhiều là chúng tôi hạnh phúc lắm”.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trong nỗi nhớ mẹ sâu sắc của các anh chị, cụ út Phan Thanh Bình đã không cầm được lòng mình, quay về nhà lấy di ảnh mẹ mang sang cho các anh, chị cùng ngắm người mẹ đã khuất.

Những kỷ niệm của gia đình cứ ùa về trong bao câu chuyện kể khiến những người khách lạ như chúng tôi cũng cảm thấy rưng rưng.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Sáng nay, biết các cụ cùng về thăm cụ Chinh, cụ Phan Thị Liệu - em con cô ở bên cạnh cũng chống gậy qua chơi, trò chuyện. Dù nghe âm điệu miền biển không quen, câu được câu mất nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được tình cảm ấm nồng mà các cụ dành cho nhau.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trò chuyện với chúng tôi, cả 5 cụ đều thể hiện lòng tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Trong 6 anh em của ông cụ thân sinh có 2 người là chiến sỹ Xô viết; trong đó, 1 người là liệt sỹ, 1 người bị bắt và giam cầm tại Buôn Mê Thuột (cụ Phan Viết Chiến), sau đó trở về quê hương và trở thành Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện Nghi Xuân.

Noi theo truyền thống của gia đình, gần 100 người cháu, chắt, chiu... đều sống tử tế, yêu lao động, sản xuất, chăm chỉ học hành, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ. Phần lớn con cháu đều thoát ly, sinh sống ở nhiều tỉnh, thành, chỉ có một số người cháu ở lại địa phương. Dẫu làm những công việc khác nhau nhưng ai cũng noi gương ông, cha, luôn nỗ lực học tập, lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trong 5 anh em, cụ Phan Thị Em (người đội nón) thiệt thòi hơn cả nên cũng nhận được nhiều tình yêu thương của các chị em ruột. Cụ lập gia đình nhưng không có con nên cưới vợ lẽ cho chồng. Nay, cụ sống một mình trong căn nhà tình nghĩa mới được Nhà nước hỗ trợ ở thôn Bắc Tây Nam. Thỉnh thoảng con gái của chồng có ghé qua thăm, đưa lương thực, thực phẩm cho cụ. Hằng ngày, cụ vẫn chống gậy qua nhà cụ Phiên (ở gần nhất) và cụ Chinh để chơi.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh
Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh
Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Gần trưa, khi đàn gà đã bắt đầu gáy trưa tao tác, các cụ lần lượt trở về nhà. Ngoài cụ Chinh sống với người cháu đích tôn, còn lại các cụ ông đều đã mất vợ, con cháu ở xa nên sống một mình. Bình thường, cụ Phiên thường đi chợ mua thức ăn về cho cụ Em rồi để cụ tự nấu. Hôm nay, do cụ Em bị đau răng nên cụ Phiên ghé qua chăm sóc. Bữa cơm của người già rất đạm bạc nhưng lại ấm tình ruột thịt.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Đã 89 tuổi nhưng cụ Phan Văn Diên vẫn còn dẻo dai. Nhà gần biển nên mỗi sáng sớm cụ thường ra biển kéo lưới cho các thuyền đánh cá trong làng. Chỉ cần buổi sáng ra biển kéo lưới một lúc là trưa về đã có nồi cá ngon lành. Những hôm được nhiều thì cụ Diên dành muối nước mắm hoặc mang cho anh chị em trong gia đình. Với cụ Diên, đó cũng là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Tuy sống một mình nhưng cụ Diên không buồn bởi khu vườn đầy cây trái. Lúc nào cụ cũng tìm được niềm vui trong công việc.

Các cụ đều đã ngoài 80, 90 tuổi nhưng vẫn rất yêu thích lao động. Nếu như cụ Phiên vẫn thường tự đi chợ, nấu ăn, cụ Diên sáng sáng ra biển kéo lưới cho ngư dân đổi công lấy cá về ăn thì cụ Bình là tìm được niềm vui trong việc trồng rau xanh. Khu vườn của cụ tuy không rộng nhưng được quy hoạch sạch sẽ, gọn gàng, mùa nào thức nấy. Cụ rất vui khi luôn có quà quê cho con cháu.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Cụ Bình chia sẻ: “Chúng tôi sống thọ nhờ nhiều yếu tố. Ngoài gen của bên ngoại, còn bởi chúng tôi luôn lựa chọn sống lành mạnh, vui vẻ giữa cộng đồng. Cùng với thực phẩm tự cung, tự cấp đảm bảo an toàn, việc tập luyện thể dục cũng vô cùng quan trọng. Chúng tôi đều mong muốn sống thọ nhưng phải mạnh khỏe, vui vẻ để con cháu yên tâm làm ăn”.

Trước khi chúng tôi ra về, cụ Bình còn nhắc đến kỷ niệm được một vị khách quý tặng câu đối đầy tự hào: “Tứ đại đồng đường thiên hạ hữu/ Nhất bào ngũ lão thế gian vô” (ý nói, chuyện tứ đại đồng đường trước nay khá nhiều nhưng 5 anh em một nhà sống thọ thì trong thế gian rất hiếm).

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.