Cựu Tổng thống Peru Toledo bị tình nghi liên quan tham nhũng

Cơ quan tư pháp Peru ngày 4/2 đã tiến hành lục soát nhà riêng của cựu Tổng thống Peru Alejandro Toledo để tìm kiếm các chứng cứ có liên quan tới cáo buộc ông này nhận hối lộ 20 triệu USD tiền hoa hồng của tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil.

cuu tong thong peru toledo bi tinh nghi lien quan tham nhung

Các nhân viên điều tra lục soát nhà riêng của cựu Tổng thống Peru Alejandro Toledo ở Lima ngày 4/2. (Ảnh: EPA/TTXVN)

Các nhân viên điều tra của Bộ Công cộng cùng Thẩm phán Hamilton Castro đã mang nhiều thùng tài liệu khỏi nhà ông Toledo.

Quá trình điều tra diễn ra khi ông này và gia đình đang ở Pháp.

Trên tài khoản Twitter, Tổng thống đương nhiệm Pedro Pablo Kuczynski, người giữ chức Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế dưới thời ông Toledo, cho biết đã yêu cầu Chính phủ hợp tác hiệu quả với cơ quan tư pháp để điều tra vụ việc, nhằm loại bỏ tình trạng tham nhũng tại quốc gia Nam Mỹ này.

Ông khẳng định mọi công dân phải bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai phạm pháp đều phải đưa ra xét xử.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn tờ El Comercio từ Paris, ông Toledo đã bác bỏ cáo buộc về việc ông này nhận hối lộ của Odebrecht, tập đoàn xây dựng hàng đầu Brazil, để giành hợp đồng xây dựng tuyến đường bộ nối Peru với Brazil dưới thời ông này làm Tổng thống.

Báo chí Peru đưa tin nguyên Giám đốc Odebrecht tại Peru Jorge Barata, người đã hợp tác với cơ quan điều tra trong vụ Odebrecht, đã khai với cơ quan điều tra Brazil và Peru về việc ông Toledo đã nhận 20 triệu USD tiền hối lộ trong giai đoạn 2005-2008.

Theo cơ quan tư pháp Mỹ, tại Peru, Odebrecht đã chi 29 triệu USD để hối lộ các chính trị gia trong giai đoạn 2005-2014, dưới thời các Tổng thống Toledo, Alan García và Ollanta Humala.

Odebrecht là tâm điểm của vụ bê bối khổng lồ ở tập đoàn dầu khí Petrobras của Brazil, gây chấn động chính trường quốc gia Nam Mỹ từ tháng 3/2014.

Hơn 100 cá nhân đã bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu nước này.

Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có nhiều nghị sĩ và thống đốc bang, nằm trong diện bị điều tra.

Theo cảnh sát, đường dây này đã dùng khoảng 4 tỷ USD hối lộ hàng loạt chính trị gia và quan chức.

Vụ việc đã ảnh hưởng đáng kể tới uy tín của cựu Tổng thống Dilma Rousseff khiến bà bị mất chức.

Cựu Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha cũng chịu chung số phận với cáo buộc nhận hối lộ./.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Công tố viên Hàn Quốc truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol với cáo buộc cầm đầu cuộc nổi loạn bằng cách áp đặt thiết quân luật.
Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Ông Pete Hegseth đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau lá phiếu mang tính quyết định đến từ Phó tổng thống JD Vance.
Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Sau khi rời Nhà Trắng, ông Biden có thể thực hiện nhiều dự án liên quan đến xây dựng chính sách, thành lập thư viện ở quê nhà và tham gia các hoạt động xã hội.
Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ngày đầu tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyết định xóa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia 'tài trợ khủng bố', hủy bỏ mục tiêu xe điện vào năm 2030 của người tiền nhiệm Joe Biden.