Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

(Baohatinh.vn) - Trong phiên làm việc sáng 16/12 của Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII, đại biểu đã chất vấn 3 tư lệnh ngành. Chiều nay, nội dung chất vấn sẽ tiếp tục với lĩnh vực nội vụ.

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Trần Tú Anh, Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Chủ tọa kỳ họp

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Trước khi bước vào phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh thông tin về phiên thảo luận tại Hội trường chiều ngày 15/12. Theo đó, đã có 10 đại biểu đại diện cho các Tổ đại biểu tham gia ý kiến phát biểu trực tiếp, 3 tổ đại biểu tham gia góp ý bằng văn bản.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh thông tin về phiên thảo luận tại Hội trường chiều ngày 15/12.

Các đại biểu đã thể hiện trách nhiệm, trí tuệ, tâm huyết trước cử tri và Nhân dân; kịp thời phản ánh trung thực các ý kiến cử tri, những vấn đề thực tiễn tại địa phương; đánh giá, phân tích sâu sắc, toàn diện tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ năm 2022; kiến nghị điều chỉnh, bổ sung một số quy định tại các dự thảo nghị quyết trình kỳ họp.

Đặt vấn đề tại phiên chất vấn, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, tiến tới kỳ họp lần thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII, Thường trực HĐND tỉnh đã nhận được 20 câu hỏi của các đại biểu. Các câu hỏi đã được Thường trực HĐND tỉnh tổng hợp, chuyển đến UBND tỉnh làm rõ.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Tại diễn đàn hôm nay, HĐND tỉnh chọn 4 lĩnh vực gồm: nông nghiệp, đầu tư, lao động và nội vụ để trả lời trực tiếp tại hội trường. Đây là những vấn đề được nhiều đại biểu và cử tri quan tâm.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng đề nghị các đại biểu đặt câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ý, tập trung vào nguyên nhân chủ quan, phân định rõ trách nhiệm. Trường hợp cần phải tranh luận, hoặc không hài lòng với câu trả lời, các đại biểu đặt câu hỏi thêm. Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng tham gia trả lời các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Việt Hà trả lời chất vấn.

Mở đầu phiên chất vấn, Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Việt Hà trả lời về lĩnh vực đầu tư với nội dung liên quan đến việc chậm tiến độ của dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và nguồn lực đầu tư cho huyện Nghi Xuân.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Đại biểu lắng nghe nội dung chất vấn.

Người đứng đầu Sở KH&ĐT thông tin: “Hiện tại, trên địa bàn tỉnh còn 244 dự án đang chậm tiến độ, phân theo 4 nhóm, cụ thể: 90 dự án đã thực hiện thủ tục thuê đất và đang triển khai đầu tư xây dựng; 45 dự án đã cho thuê đất nhưng chậm tiến độ kéo dài, không đưa vào sử dụng: 46 dự án chưa hoàn thành GPMB, chưa được cho thuê đất và 50 dự án (100% đất do nhà nước quản lý) chưa được cho thuê đất do vướng mắc quy định tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020. Riêng KKT Vũng Áng có 13 dự án thuộc nhóm dự án đầu tư thuê lại đất trong các khu công nghiệp chậm tiến độ”.

Người đứng đầu Sở KH&ĐT cũng đã phân tích những nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ các dự án sử dụng đất trên địa bàn cũng như các giải pháp mà Sở KH&ĐT đang tập trung triển khai.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Đại biểu Nguyễn Văn Danh - tổ đại biểu TX Hồng Lĩnh chất vấn Giám đốc Sở KH&ĐT.

Tiếp đó, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt trả lời chất vấn về các nội dung: phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua và các giải pháp của tỉnh; chính sách hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản; về ảnh hưởng sản xuất của 167 hộ ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân...

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Phân tích nguyên nhân phát triển sản xuất chăn nuôi gặp nhiều khó khăn và các giải pháp khắc phục của tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, giá tăng do những năm qua, thiên tai, lũ lụt liên tục xảy ra, nhiều vùng chăn nuôi ngập nặng, môi trường mầm bệnh phát tán nhanh. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 bùng phát làm đứt gãy các chuỗi cung ứng sản xuất của các nhà máy.

Hiện nay, giá thức ăn gia súc, giá vật tư đầu vào tăng cao, trong khi đó giá sản phẩm đầu ra thấp nên đã hạn chế phát triển sản xuất chăn nuôi. Về giải pháp, ông Nguyễn Văn Việt cho biết: Tỉnh đang xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, với các định hướng phát triển như: đa dạng hóa vật nuôi, tùy theo diễn biến thị trường để hướng dẫn người dân, các cơ sở có phương án sản xuất hợp lý, linh hoạt về quy mô đàn; duy trì ổn định đàn, khuyến khích các trang trại chăn nuôi áp dụng khoa học công nghệ... Cùng đó, tỉnh cũng đang đề xuất các chính sách hỗ trợ ổn định và phát triển sản xuất chăn nuôi trong giai đoạn tới. Về hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Giám đốc Sở NN&PTNT đề xuất giải pháp thời gian tới là: lựa chọn một số sản phẩm có lợi thế, thị trường tiêu thụ ổn định, sản lượng tương đối lớn để phát triển theo hướng hàng hóa, hình thành thương hiệu; phát triển các vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao, an toàn sinh học; duy trì, bảo tồn và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Đại biểu Thái Văn Sinh chất vấn Giám đốc Sở NN&PTNT về dự án Ngàn Trươi - Cẩm Trang.

Về ảnh hưởng sản xuất của 167 hộ ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Giám đốc Sở NN&PTNT thông tin: hiện trạng có khoảng 7 ha diện tích đất trồng lúa thuộc vùng ruộng thấp, trũng nằm dọc theo chân mái hạ lưu hồ chứa nước Xuân Hoa bị sình lầy, người dân không sản xuất được. Giải pháp trước mắt, Sở NN&PTNT giao Công ty Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh thực hiện việc kiểm định, đánh giá an toàn hồ chứa nước Xuân Hoa, từ đó xác định nguyên nhân cụ thể, đề xuất giải pháp xử lý; UBND huyện Nghi Xuân chỉ đạo, hướng dẫn UBND xã Cổ Đạm rà soát, đánh giá số diện tích còn khả năng canh tác để khuyến khích, động viên Nhân dân tiếp tục sản xuất.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Tiếp tục phiên chất vấn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc trả lời các nội dung liên quan đến thực trạng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021; kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong bối cảnh vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế; kết quả xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ và nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Về thực trạng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2021, ông Nguyễn Trí Lạc khẳng định: Giai đoạn 2016-2021, Hà Tĩnh đã tập trung thực hiện quy hoạch, sắp xếp hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực hiệu quả và tăng tính tự chủ về tổ chức bộ máy, tài chính. Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện sắp xếp, củng cố, kiện toàn đã giảm từ 29 cơ sở (năm 2016) còn 22 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (năm 2021).

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực đầu tư, nông nghiệp, lao động

Đại biểu Trần Thị Hoa chất vấn về giải quyết việc làm cho người lao động

Việc thực hiện Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND và Nghị quyết số 262/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã tạo ra bước đột phá về chủ trương xã hội hóa chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng. Theo đó, có 73.000 lao động được đào tạo trình độ sơ cấp, tổng kinh phí thực hiện: 362,2 tỷ đồng, trong đó người học, doanh nghiệp đóng góp thông qua học phí 258,4 tỷ đồng (chiếm 71,3% tổng kinh phí đào tạo).

Ông Lạc cũng cho biết, cùng với việc tập trung đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm đạt những kết quả quan trọng. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 23.000 người, tăng 16,7% so với nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Với việc tham mưu các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch COVID-19, người đứng đầu Sở LĐ-TB&XH chia sẻ: Đến nay, các sở, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã khảo sát, lập danh sách và lên phương án đào tạo, chuyển đổi nghề cho 2.915 công dân hồi hương. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất phân bổ nguồn kinh phí từ Chương trình EPS-Hàn Quốc đã thu hồi về ngân sách tỉnh để tổ chức đào tạo nghề cho 2.100 lao động hồi hương, với tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 7,35 tỷ đồng. Phối hợp tổ chức GIZ - Cộng hòa Liên bang Đức đào tạo nghề cho 500 lao động bị mất việc làm do COVID-19, với kinh phí thực hiện 4.200 triệu đồng.Cùng các nội dung trên, ông Lạc thông tin: thời gian qua, toàn tỉnh đã phê duyệt 4 đợt hỗ trợ xây dựng 32 nhà văn hóa cộng đồng. Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã trực tiếp phê duyệt triển khai 9 nhà. Đến nay, 41/41 nhà đã khởi công xây dựng và đã có 33 nhà hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, 8 nhà đang trong quá trình hoàn thiện. Tổng mức đầu tư xây dựng là 88,23 tỷ đồng. Đồng thời, phê duyệt 4 đợt hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 2.042 gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai. Đến nay, các địa phương đã tiến hành xây dựng 2.024/2.042 nhà ở kiên cố cho hộ dân, trong đó 1.886/2.042 nhà ở đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài số nhà ở được phê duyệt, cam kết tài trợ kinh phí thực hiện dự án hạ tầng và xây dựng nhà ở cho 24 hộ dân Vạn Chài thuộc Thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ (đã 4 - 5 thế hệ không có đất ở), tổng kinh phí thực hiện 8,2 tỷ đồng.

Chiều nay, Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII tiếp tục nội dung chất vấn và tiến hành phiên bế mạc.

Chủ đề HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề Họp HĐND tỉnh

Đọc thêm

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.