Đại biểu Quốc hội sẽ giơ biển thông báo tranh luận tại hội trường

Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, ngoài việc đăng ký, đại biểu Quốc hội có quyền giơ biển thông báo phát biểu tranh luận tại hội trường.

Chiều 18/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV. Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Ủy viên Trung ương Đảng - Tổng thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội chủ trì cuộc họp báo.

Kỳ họp thứ 2 khai mạc vào ngày 20/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 23/11, tổng thời gian làm việc khoảng 26 ngày.

dai bieu quoc hoi se gio bien thong bao tranh luan tai hoi truong

Ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin về các điểm mới trong kỳ họp Quốc hội lần này.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về đổi mới trong hoạt động của Quốc hội trong kỳ họp này, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, đang suy nghĩ tiếp tục đổi mới nâng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực lập pháp.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho hay, trong quá trình thẩm tra sẽ mời các đoàn chuyên trách để cùng nhau cho ý kiến về các dự án luật. Quốc hội cũng sẽ tranh thủ tham khảo ý kiến chuyên gia.

Đối với luật nào còn ý kiến khác nhau Quốc hội sẵn sàng tiếp tục lấy ý kiến. Ví dụ Bộ Luật hình sự (sửa đổi) dự kiến thông qua tại kỳ họp này, nhưng nếu có ý kiến khác nhau sẽ có thể kéo dài sang kỳ sau để tiếp tục thảo luận.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, theo dự kiến, Quốc hội kỳ này tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong 2,5 ngày.

Điểm mới của kỳ họp này là trong phát biểu tại hội trường sẽ tạo điều kiện tranh luận, đồng thời mời cơ quan trình báo cáo cùng bộ trưởng cùng trả lời đại biểu để làm sáng tỏ thêm các nội dung.

Về việc thiết kế cho đại biểu tranh luận, ông Phúc cũng cho biết, ngoài việc đăng ký, đại biểu có thể giơ biển tranh luận nhằm tăng điều kiện thảo luận tại hội trường.

Bên cạnh đó, nếu việc thảo luận vào buổi sáng thì các đại biểu còn lại sẽ đặt câu hỏi để thành viên chính phủ trả lời trực tiếp. Nếu trả lời chưa hết các ý của đại biểu thì cho phép trả lời bằng văn bản. “Đây là việc làm được luật cho phép”, ông Phúc cho hay.

Tại cuộc họp báo, phóng viên cũng đặt câu hỏi liên quan đến việc khắc phục sau sự cố môi trưởng tại formosa Hà Tĩnh, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, vấn đề này, Quốc hội cũng có đoàn giám sát từ rất sớm, có kiến nghị cụ thể.

Theo quan điểm của Quốc hội, trước khi formosa đi vào vận hành chính thức thì phải đảm bảo các điều kiện an toàn, môi trường. Còn vấn đề đền bù thì Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, đánh giá, phân loại.

Cũng theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, hai vấn đề chưa bàn tới trong cuộc họp này là điện hạt nhân Ninh Thuận và TPP – Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Theo đó, vấn đề điện hạt nhân Chính phủ chưa trình sang nên chưa đưa vào vấn đề thảo luận. Về TPP đây là vấn đề lớn, các cơ quan ban ngành chuẩn bị kỹ thấu đáo để trình ra Quốc hội. “Hiện nay, Chủ tịch nước vẫn chưa gửi văn bản sang, nếu văn bản sang chúng tôi cũng trình thôi”, ông Phúc nói.

Trước đó, ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông tin, theo thông lệ, kỳ họp cuối năm của Quốc hội thường tập trung nhiều hơn cho việc xem xét, quyết định đối với các vấn đề kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, tại kỳ họp này, công tác xây dựng pháp luật được quan tâm và chú trọng (chiếm khoảng 63% thời gian của kỳ họp).

Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét thông qua 4 dự án luật, 1 Nghị quyết như: Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015 và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Ngoài ra, Quốc hội kỳ này cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến về 13 dự án luật khác, 1 nghị quyết như: Luật đường sắt (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày làm việc để xem xét, thảo luận các báo cáo của Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước...

Theo VOV

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.