[Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội] Các hội nghị Tỉnh ủy từ 1951 - 1959

(Baohatinh.vn) - Từ 1951 - 1959, Đảng bộ Hà Tĩnh đã tiến hành các hội nghị Tỉnh ủy để lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kiện toàn cấp ủy, củng cố tổ chức, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến kiến quốc.

noir-collage-sport-football-presentation-1.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Thái (1898 - 1983). Ảnh tư liệu

CÁC HỘI NGHỊ TỈNH ỦY TỪ 1951 - 1959

Từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh năm 1951 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ Hà Tĩnh đã tiến hành các hội nghị Tỉnh ủy để lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kiện toàn cấp ủy, củng cố tổ chức, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến kiến quốc.

  • Hội nghị Tỉnh ủy từ ngày 4 - 6/11/1951 đã bầu đồng chí Nguyễn Xuân Linh thay đồng chí Nguyễn Sáng làm Bí thư Tỉnh ủy.
  • Năm 1954, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gồm 15 đồng chí, do đồng chí Trần Lê làm Bí thư Tỉnh ủy.
  • Năm 1955, Tỉnh ủy còn lại 6 đồng chí. Cuối năm 1955, đồng chí Lê Hồng Cơ được trên cử về thay đồng chí Trần Lê làm Bí thư Tỉnh ủy.
  • Ngày 18/8/1956, đồng chí Nguyễn Hữu Thái - nguyên Bí thư Tỉnh ủy thời kỳ 1945 - 1946 được Khu ủy chỉ định về làm Bí thư Tỉnh ủy. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lúc này có 8 đồng chí.
  • Bước sang năm 1957, Tỉnh ủy được bổ sung, đề bạt 17 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Hữu Thái tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.