(Baohatinh.vn) - Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 1948 được tổ chức vào ngày 6/1/1948 tại làng Ốc Khê (xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc).
Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đình Đỉnh Lự là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Hà Tĩnh.
Trong chặng đường lịch sử 95 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ Hà Tĩnh đã trải qua nhiều kỳ đại hội, từ đó không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị tỉnh nhà. Tuy vậy, đến nay, vẫn còn một số ý kiến chưa thống nhất về một số kỳ đại hội, hội nghị có tính chất quan trọng như một kỳ đại hội tổ chức trong giai đoạn 1930 - 1945 và 1945 - 1954. Các ý kiến chưa thống nhất này được ghi lại trong nhiều tư liệu lịch sử, xuất bản ở các thời điểm khác nhau nên rất khó để thống nhất, xác định. Bởi vậy, trong toàn bộ nội dung đăng tải lần này, Báo Hà Tĩnh chỉ tổng hợp và dẫn lại thông tin từ cuốn sách “Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội 1930 - 2000” do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2020; qua đó, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đối với những thắng lợi của phong trào cách mạng địa phương và cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau.
HỘI NGHỊ CÁN BỘ TOÀN TỈNH NĂM 1948
Thời gian: ngày 6/1/1948
Địa điểm: làng Ốc Khê (xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc)
Hội nghị đã phân tích, đánh giá tình hình, những ưu điểm, hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ, những yêu cầu mới đặt ra đối với Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh.
Quán triệt chủ trương mới của Đảng, sự chỉ đạo cúa Khu ủy Khu IV, Hội nghị đã xác định những phương hướng, nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới, trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách: tiếp tục thực hiện mạnh mẽ chỉ thị của Trung ương về mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến; phát động phong trào luyện quân lập công; điều tra tình hình ruộng đất, tập quán canh tác để có kế hoạch lãnh đạo sản xuất; đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình, khắc phục tư tưởng cô độc, hẹp hỏi, kiêu ngạo, bè phái, cục bộ; lập bộ phận bí mật, công khai để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong mọi tình huống.
Hội nghị này có giá trị như một kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Ban Chỉ đạo 1056 Hà Tĩnh đã phân công cho 51 sở, ngành, doanh nghiệp đỡ đầu 10 địa phương tháo gỡ khó khăn, triển khai nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Với việc sửa Hiến pháp 2013, Ủy ban TVQH đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc khi sáp nhập tỉnh sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà thay vào đó là chỉ định, bổ nhiệm nhân sự.
Tại phiên họp, đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới.
Nhận định số lượng học sinh, sinh viên (HS-SV) được kết nạp Đảng chưa tương xứng với tiềm lực, Đảng bộ Trường Đại học Hà Tĩnh không ngừng thực hiện các giải pháp phát triển Đảng ở nhóm đối tượng này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cả nước đang cùng lúc triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, đội ngũ cán bộ, đảng viên từ Trung ương đến cơ sở cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, tập trung hoàn thành cao nhất các kế hoạch, mục tiêu Hội nghị Trung ương 11 đã đề ra.
Từ 8h sáng nay (16/4), Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Bạn đọc hỏi: Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, vậy độ tuổi tham gia cấp ủy, chính quyền, MTTQ (gồm các tổ chức chính trị - xã hội) nhiệm kỳ 2025-2030 được quy định thế nào?
Bạn đọc hỏi: Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng, vậy tiêu chuẩn cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 được quy định thế nào?
Ngày 14/4, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới (Kết luận số 150-KL/TW).
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.
Hôm nay (14/4), Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Báo Hà Tĩnh lược đăng một số nội dung quan trọng của chỉ thị này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 11 khoá XIII, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu triển khai ngay 7 công việc.
Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng là sự ghi nhận đối với quá trình rèn luyện, phấn đấu của đồng chí Đinh Thị Huyền, niềm tự hào của Đảng bộ, Nhân dân TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) và gia đình đồng chí.
Tinh gọn tổ chức bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo và lộ trình Trung ương, các sở, ngành ở Hà Tĩnh đã và đang tập trung ổn định bộ máy, đảm bảo thông suốt, hiệu quả các nhiệm vụ.
Tháng Tư, từ nửa thiên niên kỷ nay, với người Việt, có thêm một tên gọi mới - tháng Tư lịch sử. Với người Hà Tĩnh - nơi từng bị chiến tranh tàn phá, tháng Tư cũng thật đặc biệt.
Trong các ngày 31/3 và 3/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề nghị các cơ quan báo chí tập trung cao cho công tác tuyên truyền về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sáp nhập các đơn vị hành chính, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, toàn tỉnh đã tập trung, tích tụ được 10.120,35 ha đất nông nghiệp.
Sau thành lập, cùng với triển khai các nhiệm vụ được giao, Đảng ủy UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc đều chủ động chuẩn bị các nội dung, sẵn sàng điều kiện tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới từ Trung ương và Tỉnh ủy.
Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Báo Hà Tĩnh và Đài PT&TH Hà Tĩnh sau hợp nhất lấy tên gọi là Báo Hà Tĩnh. Đồng chí Nghiêm Sỹ Đống - Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Đài PT&TH Hà Tĩnh giữ chức vụ Tổng Biên tập.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1195-QĐ/TU về việc hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh thành Báo Hà Tĩnh.