[Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội] Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (vòng 2, năm 1992)

(Baohatinh.vn) - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (vòng 2, năm 1992) được tổ chức sau khi chia hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; đồng chí Trần Quốc Thại được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy.

bqbht_br_1994.jpg
Quang cảnh thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh) sau khi chia tỉnh năm 1991. Ảnh tư liệu của Sỹ Ngọ

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIII (VÒNG 2, NĂM 1992)

Sau Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), Đảng và Nhà nước có chủ trương thay đổi một số đơn vị hành chính cho phù hợp với tình hình mới. Ngày 12/8/1991, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã quyết định chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Ngày 19/9/1991, Bộ Chính trị ban hành quyết định chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh gồm 17 đồng chí; đồng chí Trần Quốc Thại được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy; 3 đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tỉnh đã sớm ổn định tổ chức bộ máy, tiến hành triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng.

  • Thời gian đại hội vòng 2: từ ngày 20 - 22/1/1992
  • Địa điểm: Hội trường Tỉnh ủy Hà Tĩnh (thị xã Hà Tĩnh)
  • Số lượng đại biểu tham dự: 224 đại biểu.
  • Bí thư Tỉnh ủy được bầu: đồng chí Trần Quốc Thại.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được bầu tại đại hội: 42 ủy viên
  • Ban Thường vụ Tỉnh ủy: 11 đồng chí

Đại hội xác định phương hướng chung: Phát triển kinh tế hàng hóa, trước hết đẩy mạnh sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện, trọng tâm là lương thực, thực phẩm. Tạo nhiều sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghiệp, mở rộng các ngành nghề ở nông thôn và thành thị, từng bước hình thành công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản. Trước mắt, ưu tiên công nghiệp chế biến các mặt hàng xuất khẩu. Coi trọng phát triển ngành khoáng sản, mở rộng sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành nghề truyền thống. Tổ chức tốt giao lưu buôn bán, dịch vụ, du lịch gắn với thị trường trong và ngoài nước. Tạo việc làm thường xuyên cho người lao động, ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho Nhân dân. Chăm sóc gia đình liệt sĩ, các đồng chí thương binh nặng, các đồng chí lão thành cách mạng và các gia đình có công với cách mạng.

Khuyến khích các hộ dân làm giàu, giảm đến mức thấp nhất số hộ nghèo đói. Thực hiện nghiêm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Chấn chỉnh và nâng cao công tác văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục - thể thao, khoa học và công nghệ. Củng cố quốc phòng - an ninh, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII (vòng 2) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới để lãnh đạo Nhân dân giành được những thắng lợi và các mục tiêu đại hội đã đề ra, để "Hà Tĩnh phải làm sao cho tình hình nổi bật lên" theo lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm Hà Tĩnh năm 1957 và gặp đoàn cán bộ chủ chốt của tỉnh năm 1966 tại thủ đô Hà Nội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân, góp phần cùng cả nước đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi.

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.