[Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội] Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XII

(Baohatinh.vn) - Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XII diễn ra từ ngày 29/10 - 4/11/1986 tại Nhà văn hoá Lao động Nghệ Tĩnh (TP Vinh).

nha-van-hoa-lao-dong-nghe-tinh-tp-vinh.jpg
Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An (TP Vinh) là nơi diễn ra Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XII. Ảnh: BNA

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ TĨNH LẦN THỨ XII

  • Thời gian: từ ngày 29/10 - 4/11/1986
  • Địa điểm: hội trường Nhà văn hoá Lao động Nghệ Tĩnh (TP Vinh)
  • Số lượng đại biểu tham dự: 617 đại biểu chính thức và 63 đại biểu dự thính
  • Bí thư Tỉnh ủy được bầu: đồng chí Nguyễn Kỳ Cẩm
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được bầu tại đại hội: 51 ủy viên chính thức và 16 ủy viên dự khuyết
  • Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: 13 đồng chí

Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ chung trong 5 năm 1986 - 1990 là: Quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và thực hiện ba cuộc cách mạng. Trong những năm 1986 - 1990, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh cần nêu cao ý chí tự lực, tự cường, sử dụng và khai thác có hiệu quả thế mạnh về đất đai, tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật; nhanh chóng thoát ra khỏi cơ cấu kinh tế còn mang nặng tính độc canh, tự cấp, tự túc, chuyển sang sản xuất hàng hóa ngày càng nhiều…

Đại hội đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát huy sức mạnh của hệ thống chuyên chính vô sản, nêu cao vai trò trách nhiệm và quyền lực của cơ quan Nhà nước. Phát huy vai trò chính trị to lớn của tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn, Hội Nông dân...

Thực hiện tốt chính sách dân tộc và tăng cường đoàn kết đồng bào các dân tộc. Giáo dục và động viên các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, nêu cao truyền thống quê hương Xô viết Nghệ Tĩnh, phấn đấu theo khẩu hiệu "Mỗi người đều lao động và lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân".

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh lần thứ XII có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội quan điểm và tư duy đổi mới của Đảng thể hiện trong Dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Đại hội thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xây dựng tỉnh Nghệ Tĩnh trở thành một tỉnh giàu mạnh.

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Quá trình phát triển của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh

Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Thiêng liêng lời tuyên thệ nơi đảo xa

Đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ, không có gì ý nghĩa hơn khi được làm lễ kết nạp vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trường Sa - nơi tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đảng ta không ngừng đưa ra những quyết sách phù hợp, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm của Đảng

Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo Nhân dân tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành chính quyền, giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Những mốc son chói lọi có ý nghĩa lịch sử đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc tình trạng phân tán trong phong trào cách mạng, mở ra một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất, thống nhất toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh vì tự do, hạnh phúc.