[Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội] Đại hội Đảng bộ tỉnh năm 1931

(Baohatinh.vn) - Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (năm 1931) diễn ra từ ngày 25 - 31/3/1931 tại làng Thường Nga, tổng Lai Thạch (nay là xã Thường Nga), huyện Can Lộc.

nha-cu-mai-kinh-thon-bui-xa-duoc-cong-nhan-la-di-tich-lich-su-cap-quoc-gia-vao-nam-1990.jpg
Nhà đồng chí Mai Kính, thôn Bùi Xá, xã Việt Tiến (Thạch Hà), một trong những địa điểm ghi nhiều dấu ấn trong phong trào cách mạng của Hà Tĩnh được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1990.

Trong chặng đường lịch sử 95 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ Hà Tĩnh đã trải qua nhiều kỳ đại hội, từ đó không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị tỉnh nhà. Tuy vậy, đến nay, vẫn còn một số ý kiến chưa thống nhất về một số kỳ đại hội, hội nghị có tính chất quan trọng như một kỳ đại hội tổ chức trong giai đoạn 1930 - 1945 và 1945 - 1954. Các ý kiến chưa thống nhất này được ghi lại trong nhiều tư liệu lịch sử, xuất bản ở các thời điểm khác nhau nên rất khó để thống nhất, xác định. Bởi vậy, trong toàn bộ nội dung đăng tải lần này, Báo Hà Tĩnh chỉ tổng hợp và dẫn lại thông tin từ cuốn sách “Đảng bộ Hà Tĩnh qua các kỳ đại hội 1930 - 2000” do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2020; qua đó, góp phần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đối với những thắng lợi của phong trào cách mạng địa phương và cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn khác nhau.

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH NĂM 1931

  • Thời gian: 25 - 31/3/1931.
  • Địa điểm: làng Thường Nga, tổng Lai Thạch (nay là xã Thường Nga), huyện Can Lộc.
  • Số lượng đại biểu tham dự: 11 đại biểu của 5 huyện bộ, đại diện cho 479 đảng viên trong toàn Đảng bộ.
  • Bí thư Tỉnh ủy được bầu: đồng chí Mai Kính.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được bầu tại đại hội: 7 ủy viên.

Đại hội nhận định: Phong trào cách mạng trong tỉnh đang lan rộng và quyết liệt, các thủ đoạn lừa bịp của địch bị vạch trần, các tổ chức quần chúng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đời sống của Nhân dân ngày càng khó khăn do 2 năm liên tiếp mất mùa, buôn bán ách tắc, do chính quyền địch tăng cường thu thuế và ngăn cản việc đi lại.

Từ nhận định trên, Đại hội chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, trong đó, tập trung cứu đói cho Nhân dân, củng cố sản xuất bằng các biện pháp đắp hồ đập, khơi thông mương máng chống hạn; mở rộng các tổ chức hội quần chúng; xây dựng mạng lưới tự vệ ở các làng xã, có huấn luyện chu đáo, mua sắm vũ khí trang bị để bảo vệ dân, hỗ trợ đấu tranh trấn áp bọn phản cách mạng.

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Tượng đài bất tử giữa sóng nước Trường Sa

Cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, trên vùng biển Gạc Ma, thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong lòng mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài luôn ghi nhớ công lao to lớn của những người lính biển. Các anh đã hy sinh, tạo vòng tròn bất tử, như một lời nhắc nhở để thế hệ mai sau luôn trân trọng gìn giữ, tiếp tục có nhiều việc làm thiết thực, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đoàn Kiểm tra của Bộ Chính trị thông qua báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương yêu cầu Hà Tĩnh rà soát các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chan chứa ân tình với Đảng

Chan chứa ân tình với Đảng

“Khi làm thơ, tôi rất có cảm xúc về Đảng. Tôi hiểu, trân trọng và biết ơn sự lãnh đạo của Đảng xuyên suốt mọi thời kỳ”, đó là tâm sự của cựu chiến binh, cựu giáo chức Nguyễn Mạnh Trung (xã Tùng Châu, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh).
Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân và câu chuyện chưa kể về quê ngoại Hà Tĩnh

Kỹ sư Võ Quý Huân (1912-1967) là một trong bốn trí thức Việt được Bác Hồ đưa về nước phụng sự Tổ quốc năm 1946. Ông cũng là cha đẻ của ngành đúc - luyện kim Việt Nam. Quê nội Nghệ An và quê ngoại Hà Tĩnh đã hun đúc nên một nhà khoa học tài ba, trí thức yêu nước đến nay vẫn luôn được lịch sử nhắc nhớ…
Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Đồng chí Nguyễn Duy Lâm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm khẳng định luôn nỗ lực hết mình, tận tâm, tận tuỵ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu, giữ vững các nguyên tắc của Đảng, phát huy vai trò là hạt nhân đoàn kết, cùng tập thể quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Quá trình công tác của tân Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm

Lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Duy Lâm - Thứ trưởng Bộ GTVT (Bộ Xây dựng sau hợp nhất) giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được tổ chức vào chiều 1/3. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu quá trình công tác của đồng chí tân Bí thư Tỉnh ủy.
Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Thiên Lộc - đất anh hùng vững bước đi lên

Với sức mạnh đoàn kết, tinh thần quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và Nhân dân, xã Thiên Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) sẽ nỗ lực thực hiện thành công các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.