Đánh sập đường dây lừa đảo xuyên quốc gia của "triệu phú đô la Mỹ"

Một đường dây chuyên sử dụng mạng xã hội rồi giả là “triệu phú đô la Mỹ” để lừa đảo phụ nữ Việt, chiếm đoạt tài sản đã bị cảnh sát kinh tế triệt phá trong chuyên án kéo dài nhiều ngày.

danh sap duong day lua dao xuyen quoc gia cua trieu phu do la my

Các đối tượng trong đường dây lừa đảo qua facebook, tin nhắn trúng thưởng bị bắt

Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng (PC46), Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra đường dây lừa đảo quốc tế do người nước ngoài tổ chức và chuyển sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 3 bị can: Phạm Thị Kim Phượng (30 tuổi, ngụ Tây Ninh), Nguyễn Thị Tốt (29 tuổi, ngụ Cần Thơ), Nguyễn Thị Thùy Trang (29 tuổi, ngụ Tây Ninh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết luận điều tra, năm 2013, Phượng sang Malaysia phục vụ nấu ăn cho một nhà hàng, ở chung khu trọ với nhiều phụ nữ Việt Nam khác tham gia đường dây lừa đảo do người Nigeria cầm đầu, hoạt động tại Malaysia. Do thấy những người này móc nối với người quen ở Việt Nam mở tài khoản ngân hàng, cung cấp cho các ông “trùm” người Nigeria (sử dụng rút tiền lừa đảo) kiếm tiền dễ dàng nên Phượng cũng tham gia.

Phượng cặp bồ sống chung như vợ chồng với Osita (người Nigeria). Thông qua Osita, giữa năm 2015, Phượng gia nhập đường dây của Slo (người Nigeria) cầm đầu, móc nối với Tốt, Trang (lao động tự do ở Malaysia) cung cấp tài khoản ngân hàng cho Slo lừa đảo, rút nhiều tỉ đồng của hàng chục phụ nữ VN.

Đồng bọn của Phượng, vào vai là những người nước ngoài thành đạt nhưng không may mắn về đường hôn nhân nên muốn tìm “một nửa” còn lại để chia sẻ. Sau khi tìm được “con mồi” là những phụ nữ nhẹ dạ cả tin thì bọn chúng từng bước đưa “con mồi” vào kế hoạch đã vạch sẵn. Cụ thể, sau một thời gian liên hệ qua lại, đối tượng sẽ hứa hẹn chuyện hôn nhân và hứa hẹn sẽ gửi tiền, quà… có giá trị lớn cho người yêu tại Việt Nam.

Màn tiếp theo, các đối tượng tham gia trong đường dây, vốn là người Việt đang lưu trú tại Malaysia sẽ đóng vai là nhân viên của công ty giao nhận, cán bộ Hải quan… gọi điện thoại cho nạn nhân để yêu cầu đóng nhiều khoản phí như: phí vận chuyển gói quà, phí hải quan, phí “giải cứu” gói quà vì chứa lượng lớn ngoại tệ trái phép…. Bằng thủ đoạn từng bước dụ dỗ, chúng buộc nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng rồi chiếm đoạt.

Bước đầu công an cũng xác định, nghi can Phượng tham gia vào đường dây vào giai đoạn giữa năm 2015. Nhiệm vụ của Phượng là tìm người Việt Nam thuê, mướn làm thẻ Visa để cung cấp cho đồng bọn ở Malaysia phục vụ làm phương tiện lừa đảo. Phượng được cho là hường 7% trên tổng số tiền mà băng nhóm của mình chiếm đoạt được mỗi vụ.

danh sap duong day lua dao xuyen quoc gia cua trieu phu do la my

Một số tang vật liên quan đến vụ án bị thu giữ

Cụ thể, tháng 8/2015, qua Facebook, bà P. (ngụ Q.3) quen với một người nước ngoài tự xưng Delton Cole, sống ở Mỹ. Ngày 26/10/2015, Cole nhắn tin gửi quà sinh nhật cho bà P., sau đó một người nữ tự xưng tên Châu là nhân viên sân bay Nội Bài gọi điện thoại thông báo lô hàng điện tử, trang sức vàng trị giá nhiều tỉ đồng của bà đã đến sân bay, yêu cầu bà đóng thuế 1.000 USD. Bà P. vừa chuyển tiền xong, Châu thông báo trong lô hàng có ngoại tệ nên bắt chuyển thêm hơn 400 triệu đồng.

Đến 30/10/2015, một người nam tự xưng tên Hoàng là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, thông báo lô hàng đến sân bay Tân Sơn Nhất, buộc bà P. đóng hơn 500 triệu đồng tiền phạt do có tiền trong thùng hàng. Sau khi chuyển gần 1 tỉ đồng, bà P. mới phát hiện mình bị lừa nên làm đơn tố cáo gửi PC46.

Ngày 6/11/2015, Tốt vừa đáp máy bay từ Malaysia về Việt Nam thì bị PC46 bắt giữ. Cuối tháng 6/2016, Phượng từ Malaysia về VN cũng bị PC46 bắt giữ để phục vụ điều tra. Đầu tháng 3/2016, Trang về VN thì bị Công an tỉnh Tây Ninh bắt giữ do liên quan đến đường dây lừa đảo của một bà “trùm” khác ở Hải Phòng, cung cấp 11 tài khoản cho 3 người Nigeria khác lừa hàng trăm triệu đồng của nhiều nạn nhân.

Tại cơ quan điều tra, băng nhóm của Phượng còn khai ra 3 nghi phạm khác. Xác minh tài khoản của 3 nghi phạm này, cơ quan điều tra phát hiện có 22 khoản tiền chuyển vào các tài khoản của họ với số tiền gần 1,6 tỉ đồng. Trong đó, vai trò của Phượng, Tốt, Trang cung cấp tài khoản ngân hàng và rút tiền, hưởng lợi từ 10-17% trên tổng số tiền rút được.

Theo Trung Kiên/Dân trí

Đọc thêm

Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 12-18/10)

Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 12-18/10)

Tuyên án tử hình 2 đối tượng vận chuyển thuê ma tuý từ Lào sang Hà Tĩnh; khởi tố 3 đối tượng tổ chức “bay lắc” tại quán karaoke; ngã xuống sông Nghèn, một thiếu niên ở Lộc Hà bị đuối nước… là những thông tin chính sẽ có trong bản tin Podcast hôm nay của Báo Hà Tĩnh.
Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 5 - 11/10)

Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 5 - 11/10)

Đâm chết người chỉ vì họ to tiếng với vợ mình; bắt đối tượng lừa bán vé xe giường nằm, chiếm đoạt 300 triệu đồng; xuất hiện quảng cáo cờ bạc trá hình tại nhiều quán hàng… là những thông tin chính sẽ có trong bản tin Podcast hôm nay của Báo Hà Tĩnh.
Nguy hiểm từ biển quảng cáo "ôm" cột điện

Nguy hiểm từ biển quảng cáo "ôm" cột điện

Dọc tuyến quốc lộ 1 ở thị trấn Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có nhiều biển quảng cáo được gắn ngay tại các cột điện, gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 28/9 - 4/10)

Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 28/9 - 4/10)

Bắt nhóm đối tượng giả danh nhân viên Viettel để lừa đảo; 1 người tử vong sau va chạm với xe máy do học sinh điều khiển; giả danh nhân viên ngân hàng lừa rút tiền thẻ tín dụng, nữ 8X lĩnh 15 năm tù; xe container mất lái, đâm vào 4 nhà dân ở Hương Khê… là những thông tin chính sẽ có trong bản tin Podcast hôm nay của Báo Hà Tĩnh.