Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Những nguyên nhân chính gây sâu răng gồm:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Không đánh răng thường xuyên hoặc đánh răng không đúng cách làm tăng khả năng hình thành mảng bám.
- Chế độ ăn uống: Tiêu thụ thực phẩm có đường, thực phẩm dính, và đồ uống có gas làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Thiếu nước bọt: Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng, hạn chế mảng bám trên răng và trung hòa axit. Khô miệng do một số thuốc hoặc bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng sâu răng.
- Răng lệch lạc: Răng không đều có thể khó vệ sinh, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ.
- Sử dụng fluor không đủ: Fluor giúp củng cố men răng, do đó, thiếu hụt fluor có thể gia tăng nguy cơ sâu răng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của chúng. Khi sâu răng mới bắt đầu, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Khi sâu răng nặng hơn, nó có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng
- Răng nhạy cảm ê buốt với đồ ăn nóng hoặc lạnh
- Đau nhẹ đến đau dữ dội khi ăn nhai
- Người bệnh có thể nhìn thấy lỗ hổng trên răng
- Răng đổi màu nâu, đen hoặc trắng đục trên bất kỳ bề mặt nào của răng
Tùy mức độ nhẹ đến nặng của sâu răng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp với từng tình trạng cụ thể.
Trường hợp khi sâu răng ở tình trạng nhẹ, có thể trám bít 1 lần, nhưng khi sâu răng ở mức độ nặng, viêm tủy cấp, sưng mủ... sẽ tạo ra những cơn đau dữ dội và bắt buộc phải tiến hành điều trị với phác đồ điều trị từ bác sĩ nha khoa kết hợp dùng thuốc. Lúc này tùy vào giai đoạn thai kỳ sẽ có những hạn chế nhất định và có thể phức tạp trong điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần lưu ý các bước sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình và sức khỏe chung cho cả thai kỳ:
- Thăm khám nha sĩ: Đặt lịch hẹn với nha sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra và điều trị kịp thời. Hãy cho nha sĩ biết bạn đang mang thai để họ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
- Chăm sóc răng miệng hàng ngày và đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mẩu vụn thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng. Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn cũng có thể giúp hạn chế sâu răng.
- Chế độ ăn uống: Hạn chế đồ ngọt, thực phẩm nhiều axit và đồ uống có gas. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu canxi để tăng cường sức khỏe cho răng.
- Uống đủ nước: Nước giúp làm sạch miệng và giảm nguy cơ sâu răng. Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày trong suốt thai kỳ.
- Tránh tự điều trị: Không nên tự ý dùng thuốc giảm đau hay thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Cách tốt nhất là đến các cơ sở chuyên khoa để được khám và điều trị hiệu quả.
- Nếu có triệu chứng bất thường như sưng đỏ nướu hay đau rát, chảy máu chân răng… kéo dài thì cần liên hệ ngay bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Hãy luôn nhớ rằng sức khỏe răng miệng là rất quan trọng trong thai kỳ, nên việc chăm sóc và thăm khám định kỳ là cần thiết để hạn chế những biến chứng nghiêm trọng từ sâu răng gây ra trong suốt quá trình mang thai của bạn.
Nha khoa Mai Hùng Group chụp phim kiểm tra tình trạng răng và chẩn đoán chính xác bệnh lý hoàn toàn miễn phí cho bạn!
NHA KHOA MAI HÙNG GROUP
Hotline: 0911.124.567 - 0944.431.677
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoamaihung
Địa chỉ trụ sở chính: Số 69, đường Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh