Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về nhân quyền tại Việt Nam

Thời gian qua, công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền đạt kết quả quan trọng, nhất là qua những sự kiện trong nước và thế giới vừa qua, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ngày 9/8, tại Đà Nẵng, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ và Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền năm 2024 cho lãnh đạo, cán bộ tại 15 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc Trung Bộ,duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên.

Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng và đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ dự và đồng chủ trì Hội nghị.

Đồng chí Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng phát biểu chào mừng Hội nghị. (Ảnh: BTC)
Đồng chí Nguyễn Đình Vĩnh, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng phát biểu chào mừng Hội nghị. (Ảnh: BTC)

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ đã trình bày các báo cáo, tham luận chuyên đề về việc triển khai nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, gắn với đặc thù của 15 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên; những nội dung trọng tâm trong Kết luận số 71-KL/TW ngày 16/2/2024 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ báo cáo chuyên đề tại Hội nghị. (Ảnh: BTC)
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ báo cáo chuyên đề tại Hội nghị. (Ảnh: BTC)

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được nghe chuyên đề về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề quyền con người; thành tựu bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; đấu tranh, phản bác thông tin, luận điệu xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam; vấn đề nhân quyền tại các diễn đàn đa phương, quốc tế và ứng xử của Việt Nam; những định hướng công tác nhân quyền trong thời gian tới, trọng tâm công tác thông tin đối ngoại về nhân quyền.

Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: BTC)
Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: BTC)

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá, thời gian qua, công tác thông tin đối ngoại và nhân quyền đạt kết quả quan trọng, nhất là qua những sự kiện trong nước và thế giới vừa qua, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng cùng với việc đảm nhiệm trọng trách trên bình diện quốc tế, đặc biệt là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kì 2023-2025) và tái ứng cử nhiệm kì 2026-2028, thời cơ, thuận lợi đan xen với những thách thức mới.

Trong đó, sẽ có những luồng thông tin trái chiều, xuyên tạc, phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tác động tiêu cực đến hình ảnh, vị thế, uy tín Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, đồng chí Lại Xuân Môn đề nghị các đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt Kết luận số 57-KL/TW, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại; tăng cường công tác phối hợp, đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức thông tin đối ngoại, đẩy mạnh đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về tình hình nhân quyền Việt Nam; tăng cường nguồn lực, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại, nhân quyền.

Bên cạnh đó, chủ động tận dụng hiệu quả các điều kiện thuận lợi từ bối cảnh trong nước và quốc tế để tăng cường đổi mới tư duy và phương thức triển khai công tác thông tin đối ngoại.

Trong đó, các tỉnh, thành phố địa phương khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên cần tập trung thông tin, tuyên truyền mạnh mẽ về bề dày lịch sử, di sản văn hóa đặc sắc; thông tin về những nỗ lực, thành tựu trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm, thúc đẩy các quyền con người.

Đổi mới phương thức, sáng tạo trong nội dung thông tin trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Huy động mọi nguồn lực cả trong nước và nước ngoài để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ thông tin đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

nhandan.vn

Đọc thêm

Tỉnh đoàn Hà Tĩnh có tân Phó Bí thư

Tỉnh đoàn Hà Tĩnh có tân Phó Bí thư

Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa có quyết định công nhận đồng chí Từ Tuấn Phương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.