Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh  đã trao đổi về các biện pháp nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế cho tương xứng với quan hệ đặc biệt của hai nước; nhất trí đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, trong đó có kết nối hạ tầng cơ sở cứng và mềm, đặc biệt là các dự án giao thông đường bộ (nhất là cao tốc Hà Nội-Vientiane), đường sắt và đường không, cảng biển (nhất là cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh).

Tại cuộc hội đàm sáng 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; cùng hợp tác, hỗ trợ nhau bảo đảm độc lập, tự chủ, nhất là về kinh tế; đẩy mạnh kết nối giữa hai nền kinh tế cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, đặc biệt là các dự án kết nối giao thông, giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistics ở khu vực và có kết nối ra biển, đại dương.

Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Phankham Viphavanh dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/1/2022.

Sáng ngày 8/1, lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Lào đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch. Ngay sau lễ đón, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Phankham Viphavanh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới, mang đến cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam tình cảm đồng chí, anh em ấm áp của Chính phủ và nhân dân Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng đồng chí Phankham Viphavanh được tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ Lào khóa IX; đánh giá cao những thành tựu to lớn và toàn diện mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào anh em đã giành được trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trong suốt thời gian qua, cũng như sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ Lào trong ứng phó với dịch bệnh COVID-19, khôi phục tăng trưởng kinh tế và đảm bảo đời sống của người dân.

Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh tại hội đàm. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chân thành cảm ơn tình cảm thủy chung, trong sáng và sự giúp đỡ, ủng hộ chí tình của đất nước Lào anh em đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Việt Nam.

Thủ tướng Phankham Viphavanh cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho đoàn sự đón tiếp trọng thị, thân tình; đánh giá cao những kết quả Việt Nam đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước thời gian qua, nhất là về phát triển kinh tế-xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại. Thủ tướng Lào cũng bày tỏ cảm ơn sâu sắc trước sự giúp đỡ to lớn, quý báu, chí nghĩa, chí tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của Lào.

Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng tái khẳng định chính sách nhất quán của cả hai nước luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và tăng cường quan hệ vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam. Hai bên vui mừng nhận thấy mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào vẫn phát triển tích cực, ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn trên tất cả các kênh và triển khai đều đặn các cơ chế hợp tác song phương dưới nhiều hình thức. Hợp tác quốc phòng, an ninh, ngoại giao và phối hợp tại các diễn đàn quốc tế, khu vực tiếp tục được tăng cường. Hợp tác giữa các bộ, ngành và địa phương ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 1,3 tỷ USD trong năm 2021, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái; vốn đầu tư Việt Nam vào Lào đạt 112 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.

Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Hai Thủ tướng chứng kiến các bộ, ngành hai nước ký kết và trao đổi văn kiện hợp tác. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trong thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp dưới các hình thức linh hoạt, hiệu quả; triển khai nghiêm túc và hiệu quả các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai bên; tổ chức tốt các hoạt động trong năm 2022 - Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam để kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Lào; phối hợp triển khai hiệu quả các Nghị định thư, kế hoạch hợp tác về an ninh-quốc phòng, cùng đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ nhau giữ vững ổn định an ninh-xã hội; tiếp tục nỗ lực phối hợp tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào.

Hai Thủ tướng tập trung trao đổi về các biện pháp nâng tầm trụ cột hợp tác kinh tế cho tương xứng với quan hệ đặc biệt của hai nước; nhất trí đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế; trong đó có kết nối hạ tầng cơ sở cứng và mềm, đặc biệt là các dự án giao thông đường bộ (nhất là cao tốc Hà Nội-Vientiane), đường sắt và đường không, cảng biển (nhất là cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh); giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistics ở khu vực và có kết nối ra biển, đại dương.

Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Hai Thủ tướng chứng kiến các bộ, ngành hai nước ký kết và trao đổi văn kiện hợp tác. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai bên nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác kinh tế; giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đề xuất các cơ chế chính sách mới phù hợp với tính chất đặc thù của quan hệ Việt Nam-Lào, tạo lập hành lang pháp lý ổn định và minh bạch, môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước, giúp giải phóng nguồn lực thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư. Đồng thời, tăng cường phối hợp huy động nguồn lực từ các đối tác quốc tế phù hợp để bổ trợ cho các chương trình, dự án hợp tác giữa hai nước, cũng như trực tiếp đầu tư, kinh doanh tại Lào.

Hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục-đào tạo, trong đó hai bên ưu tiên hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; tăng cường giao lưu về văn hóa, thể thao và du lịch; thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sạch, thương mại điện tử, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh cũng đã chia sẻ nhiều đánh giá, nhận định chung về tình hình khu vực, quốc tế; nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là ASEAN, Liên Hợp Quốc và các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Me Kong; cùng các nước ASEAN ủng hộ Campuchia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2022, phấn đấu giữ vững đoàn kết, đồng thuận và vai trò trung tâm của ASEAN, xây dựng thành công cộng đồng ASEAN cũng như ủng hộ Campuchia thúc đẩy thực hiện đồng thuận 5 điểm của ASEAN, trong đó có chấm dứt bạo lực, ngừng bắn và thúc đẩy hỗ trợ nhân đạo cho Myamnar. Hai bên cũng nhất trí tiếp tục phối hợp duy trì lập trường chung của ASEAN trong các vấn đề chiến lược có liên quan đến hòa bình và ổn định của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam - Lào, giúp Lào có kết nối ra biển

Hai Thủ tướng chứng kiến các bộ, ngành hai nước ký kết và trao đổi văn kiện hợp tác. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, thắm tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Lào Phankham Viphavanh trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sang thăm chính thức Lào vào thời gian phù hợp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã vui vẻ nhận lời.

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký và trao đổi 8 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, biên giới, kinh tế, ngân hàng, giáo dục, y tế, năng lượng điện./.

Theo chinhphu.vn

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.