Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong động viên công nghiệp

(Baohatinh.vn) - Tham gia thảo luận tổ về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư Lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội Đoàn Hà Tĩnh đã có những ý kiến góp ý tâm huyết và sâu sắc.

Trung tướng Hà Thọ Bình khẳng định, việc ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là cần thiết nhằm xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng, phù hợp với thế trận phòng thủ chiến lược; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh Tổ quốc từ sớm, từ xa; nâng cao hiệu quả hoạt động công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong động viên công nghiệp

Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4, ĐBQH Hà Tĩnh phát biểu.

Nhấn mạnh đây là dự án luật đặc thù, phạm vị rộng, đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ, toàn diện quan điểm chỉ đạo của Đảng về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; làm rõ mối quan hệ gắn kết giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh với công nghiệp quốc gia và đặt trong tổng thể nền kinh tế xã hội.

Trung tướng Hà Thọ Bình tán thành việc quy định cụ thể các nguồn lực, nhất là vốn đầu tư cho công nghiệp quốc phòng, an ninh tại Điều 16. Tuy vậy, cần làm rõ nguyên tắc ưu tiên ngân sách nhà nước cho công nghiệp quốc phòng, an ninh; các cơ chế huy động vốn từ các nguồn khác bằng nhiều phương thức: Đối tác công tư, liên doanh, liên kết.

Cho rằng, thực tiễn mô hình doanh nghiệp quốc phòng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng còn nhiều hạn chế về cách thức vận hành, Tư lệnh Quân khu 4 đề nghị cần làm rõ các quy định liên quan đến hệ thống doanh nghiệp phục vụ công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh để làm nòng cốt cho công nghiệp quốc phòng.

Theo đại biểu, cần quy định cụ thể việc xác định hệ thống công nghiệp quốc phòng và công nghiệp an ninh; mô hình của công nghiệp quốc phòng; nội hàm khái niệm Tổ hợp công nghiệp quốc phòng; mô hình tổ hợp; không quy định về tái cơ cấu trong luật.

Cùng với đó, đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá lại cách thức, mô hình hoạt động động viên công nghiệp đảm bảo hiệu quả, nhất là khâu rà soát, quản lý các cơ sở động viên công nghiệp.

Tiếp tục phân cấp, phân quyền cho các địa phương, quân khu trong việc thực hiện động viên công nghiệp; rà soát các nội dung liên quan đến ngân sách, khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ; chế độ chính sách tiền lương cho người lao động cho phù hợp với tính chất đặc thù trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh và với pháp luật liên quan.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Vì sao phải sửa đổi điều 110 Hiến pháp về đơn vị hành chính?

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, phù hợp yêu cầu cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hiện đại và làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương. 
Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.