ĐBQH Hà Tĩnh đề nghị cân nhắc xây dựng nghị định riêng về hộ kinh doanh

(Baohatinh.vn) - Chiều nay (20/11), Quốc hội tiếp tục phiên làm việc với nội dung thảo luận tại hội trường về Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ – Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia đóng góp các ý kiến tại hội trường.

ĐBQH Hà Tĩnh đề nghị cân nhắc xây dựng nghị định riêng về hộ kinh doanh

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ – Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tham gia thảo luận tại hội trường

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cơ bản nhất trí với báo cáo thẩm tra của Ủy ban kiểm tra về Luật Doanh nghiệp sửa đổi; đồng thời góp ý một số vấn đề sau:

Về hộ kinh doanh: Đại biểu đồng ý với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kiểm tra, hộ kinh doanh có phạm vi lớn, đề nghị đánh giá tác động, cân nhắc nghiên cứu xây dựng một nghị định riêng về hộ kinh doanh đảm bảo khuyến khích, quản lý hộ kinh doanh để họ hoạt động theo năng lực và tuân thủ pháp luật.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, hiện cả nước có khoảng 5,5 triệu hộ kinh doanh với quy mô và vốn kinh doanh nhỏ. Luật Doanh nghiệp quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, tờ trình của Chính phủ cũng thể hiện rằng hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Vậy, có nên đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp không?

Lý do đưa “Hộ kinh doanh” vào Luật theo Tờ trình số 533 của Chính phủ là vì Nghị định 78/2015/NĐ-CP có thể hiện một số khiếm khuyết như hộ kinh doanh không rõ ràng về địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự, quyền kinh doanh bị giới hạn trong phạm vi cấp quận, huyện; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động…

Tuy nhiên, Chương VII quy định về Hộ kinh doanh lại chỉ mới dừng ở khái niệm hộ kinh doanh, đăng kí hộ kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh và thu hồi, đăng kí giấy chứng nhận mà chưa giải quyết căn bản được các vấn đề nêu trên, cũng như chưa phản ánh các nội dung tương đối quan trọng khác về thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, nội dung cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh.

Còn nếu lý do đưa hộ kinh doanh vào luật để sau đó chuyển sang doanh nghiệp có cần thiết không khi mà việc chuyển đổi vẫn phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 của luật như bao doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập khác?

Dẫn chứng, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn sâu đối với các chủ hộ kinh doanh với 02 câu hỏi cơ bản: Hoạt động kinh doanh của hộ có vướng mắc hay bất cập gì không? Có muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp không?

Hầu như câu trả lời nhận được là không. Nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh lên doanh nghiệp nhằm “né” nghĩa vụ nộp thuế, không ký hợp đồng với các lao động, dù biết chuyển đổi lên doanh nghiệp, các hộ kinh doanh được nhận nhiều ưu đãi, hỗ trợ hơn.

ĐBQH Hà Tĩnh đề nghị cân nhắc xây dựng nghị định riêng về hộ kinh doanh

Các đại biểu tham dự kỳ họp họp

Bên cạnh đó, một số hộ kinh doanh cũng có nguyện vọng làm ăn lớn, mở rộng quy mô, kinh doanh chuyên nghiệp hơn, nhưng lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản trị trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp thiếu tự tin, chấp nhận “nằm im” để kinh doanh an toàn.

Một số doanh nghiệp cũng cho rằng, nếu như chuyển đổi, nghĩa vụ pháp lý sẽ nhiều hơn. Ví dụ như các loại giấy phép về môi trường. Rồi các cuộc thanh tra, kiểm tra; thủ tục kê khai, quyết toán thuế; thuê thêm kế toán… sẽ làm gia tăng chi phí gián tiếp.

Về khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước: Qua các thời kỳ khác nhau, khái niệm DNNN được định nghĩa khác nhau, từ Luật Doanh nghiệp năm 2003 cho đến Luật Doanh nghiệp 2005. Điều đáng nói ở đây, trong luật này không hề có một chương nào quy định riêng cho các hoạt động của DNNN, trong khi các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân thì lại quy định rất cụ thể.

Sau 10 năm không được quy định trong luật, Luật Doanh nghiệp năm 2014 - đã bổ sung chương hoạt động về DNNN - quy định: “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”, trong khi đó, Luật Doanh nghiệp sửa đổi lần này (2019) lại coi DNNN là:

a) Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên”. (Điểm a,b Khoản 1 Điều 87a)

Việc sửa đổi khái niệm về DNNN lần này phù hợp với Nghị quyết số 12-NQ/TW năm 2017 về “Tiếp tục đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả DNNN” xác định: “DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối, tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn”.

Qua một số thống kê trên đây, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, sự thay đổi khái niệm hay nội dung tổ chức của một dự án luật còn dựa trên các quan điểm trong từng thời kỳ mà chưa đảm bảo các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 dẫn đến văn bản luật không nhất quán, lúng túng và việc triển khai trong thực tế có thể gặp phải nhiều vướng mắc như tổ chức quản trị, tiến trình thoái vốn, cổ phần hóa của DNNN…

Ngoài ra, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ còn đề nghị gộp điểm d vào điểm a Khoản 4, Điều 23 và sửa đổi Điểm g, Khoản 1, Điều 114: “Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty”.

Quy định này, theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đang tương đối chung chung, có thể gây khó khăn cho người góp vốn khi nhận lại một phần tài sản của mình.

Đọc thêm

Hà Tĩnh có 5 tòa án khu vực

Hà Tĩnh có 5 tòa án khu vực

Cùng với việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Hà Tĩnh có 5 tòa án nhân dân (TAND) khu vực trên địa bàn và chính thức hoạt động từ hôm nay (/7).
Phường Trần Phú mới: Bước chuyển lịch sử, khát vọng vươn xa!

Phường Trần Phú mới: Bước chuyển lịch sử, khát vọng vươn xa!

Cùng đất nước bước vào giai đoạn lịch sử khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, những người dân phường Trần Phú mới (Hà Tĩnh) hôm nay không khỏi tự hào và khấp khởi kỳ vọng. Phường mới sau sáp nhập không chỉ là sự cộng gộp về địa giới hành chính, dân số mà là sự cộng hưởng lớn về tiềm năng, thế mạnh và khát vọng vươn lên.
Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Tại Hà Tĩnh, sự kiện công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực sự là một ngày hội lớn – ngày hội của đổi mới, của niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng phát triển.
Trang sử mới, kỳ vọng mới

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Sáng nay, 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh rộn ràng cờ hoa, trọng thể tổ chức lễ công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.