Đê sông Nhà Lê xuống cấp, gây nhiễm mặn hàng trăm ha lúa ở Kỳ Khang

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, bờ sông Nhà Lê qua địa bàn xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị sạt lở, nước sông tràn vào đồng ruộng dẫn đến tình trạng nhiễm mặn cho hàng trăm ha lúa.

Trước năm 2015, khi hệ thống các cống ngăn mặn, giữ ngọt trên tuyến sông Nhà Lê chưa bị trôi, việc điều tiết nước còn ổn định thì 5 sào lúa của gia đình ông Nguyễn Liên và bà Nguyễn Thị Vỵ ở thôn Vĩnh Phú, xã Kỳ Khang cho năng suất khá cao, bình quân gần 3 tạ/sào.

bqbht_br_a5.jpg
Ông Nguyễn Liên và bà Nguyễn Thị Vỵ dọn bờ, chuẩn bị đất cho sản xuất vụ xuân 2024.

Những năm gần đây, hệ thống đê sông bị xuống cấp, cống ngăn mặn, giữ ngọt hư hỏng, mỗi khi thủy triều lên, nước mặn trên sông lại tràn vào ruộng làm đất bị nhiễm mặn nặng. Việc sản xuất của gia đình ông Liên gặp nhiều khó khăn so với trước.

Ông Nguyễn Liên cho biết: “Mỗi năm, đất ở đây lại nhiễm mặn thêm một ít khiến việc sản xuất lúa của chúng tôi hết sức vất vả do phải thau chua, rửa mặn, rồi gieo đi cấy lại. Năng suất lúa cũng giảm nhiều so với trước”.

bqbht_br_a1.jpg
Hầu hết hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt cho cánh đồng của xã Kỳ Khang trên sông Nhà Lê đều bị xuống cấp.

Sông Nhà Lê chảy qua địa bàn 5 thôn của xã Kỳ Khang với chiều dài gần 5.000 m. Trên tuyến đê sông này có gần chục cống ngăn mặn, giữ ngọt với chức năng điều tiết và cung cấp nước ngọt cho sản xuất lúa 2 vụ. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các công trình này đều đã bị xuống cấp, hư hỏng do thời gian.

Đặc biệt, tại địa bàn thôn Vĩnh Phú, cống ngăn mặn bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn đã gần chục năm nay và không được đầu tư xây dựng lại. Từ đó đến nay, nước mặn từ sông Nhà Lê tự do chảy vào kênh dẫn nội đồng, gây nhiễm mặn trên diện tích sản xuất của người dân thôn Vĩnh Phú và ảnh hưởng đến hàng trăm ha đất nông nghiệp của các thôn khác trên địa bàn xã Kỳ khang.

bqbht_br_a2.jpg
Vị trí cống ngăn mặn, giữ ngọt của sông Nhà Lê đoạn qua địa bàn thôn Vĩnh Phú đã bị lũ cuốn trôi từ nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Văn Thành - Phó trưởng thôn Vĩnh Phú, xã Kỳ Khang chia sẻ: “Từ khi cống bị lũ cuốn trôi, hầu hết các diện tích đất nằm kề kênh dẫn chính bị nhiễm mặn nặng, nhiều vụ không thể sản xuất. Trước đây trong điều kiện sản xuất bình thường, bình quân năng suất lúa đạt trên 50tạ/ha, tuy nhiên những năm gần đây, năng suất giảm sâu, thậm chí có nhiều vụ mất trắng”.

Điều đáng lo hiện nay là, không chỉ hệ thống cống ngăn mặn không đảm bảo, mà tuyến đê sông Nhà Lê cũng đang bị sụt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn đã lấn sâu vào gần hết thân đê. Nếu không sớm gia cố, sửa chữa, thì không lâu nữa, lòng sông sẽ ăn vào đến tận chân ruộng.

bqbht_br_a3-1.jpg
Một trong những đoạn đê bị sạt lở, lòng sông ăn sâu vào gần đến ruộng.

Ông Hồ Lương Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh cho biết: "Thực trạng bờ đê bị sụt lở và hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt trên tuyến sông Nhà Lê bị cuốn trôi, xuống cấp, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của hàng ngàn hộ dân xã Kỳ Khang.

Mặc dù thời gian qua, người dân và chính quyền nơi đây đã phản ánh, kiến nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả. Hàng trăm ha đất sản xuất vẫn đang từng ngày bị nhiễm mặn".

bqbht_br_a4.jpg
Đất ruộng bị nhiễm mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất, năng suất lúa của địa phương.

Theo số liệu thống kê, 5 thôn ở xã Kỳ Khang, nơi có sông Nhà Lê đi qua có diện tích đất sản xuất lúa gần 300 ha. Do tuyến đê xuống cấp, đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, năng suất lúa ảnh hưởng, nhiều hộ dân đã không còn mặn mà với sản xuất. Tuy nhiên, tổng kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp quá lớn, xã không thể đảm đương nổi. Vì vậy, địa phương mong muốn thời gian tới, các cấp ngành quan tâm khảo sát, nghiên cứu và sớm có giải pháp đầu tư xử lý, nhằm giúp người dân khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định tình hình kinh tế, xã hội của địa phương.

Video hiện trạng xuống cấp của hệ thống ngăn mặn, giữ ngọt sông Nhà Lê, ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người dân trên địa bàn.

Đọc thêm

Ấm áp chương trình “Bữa cơm yêu thương”

Ấm áp chương trình “Bữa cơm yêu thương”

Đây là món quà nhỏ chứa đựng tình cảm của cộng đồng và nhà tài trợ dành cho bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Trung tâm Y tế Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Báo Hà Tĩnh mời cộng tác số báo Xuân Ất Tỵ 2025

Báo Hà Tĩnh mời cộng tác số báo Xuân Ất Tỵ 2025

Ban Biên tập Báo Hà Tĩnh trân trọng kính mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ và đông đảo cộng tác viên - thông tin viên tham gia gửi bài, tranh, ảnh, truyện ngắn, thơ, câu đối... cho ấn phẩm Báo Hà Tĩnh Xuân Ất Tỵ 2025.
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

MS2413: Tiếng khóc nhói lòng của 3 chị em mồ côi

Mẹ lấy chồng mới, bố đột ngột qua đời, trong căn nhà xây dựng dở dang, 3 đứa trẻ mồ côi ở xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang nương tựa vào nhau sống trong chuỗi ngày buồn tủi.
Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Bàn giao nhà đồng đội cho quân nhân khó khăn

Ngôi nhà đồng đội được trao tặng góp phần giúp quân nhân Lê Đình Trọng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) ổn định cuộc sống, an tâm công tác và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.