Đền Cồn Trú đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

(Baohatinh.vn) - Đền Cồn Trú (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh càng tôn vinh công trạng của Cương quốc công Nguyễn Xí - người đã phục vụ triều nhà Lê qua 4 đời vua, có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược của đất nước.

Đền Cồn Trú đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Đại biểu tham dự buổi lễ

Chiều 6/4, UBND xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Cồn Trú. Đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL và huyện Cẩm Xuyên cùng tham dự.

Đền Cồn Trú đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Đền Cồn Trú ở xã Nam Phúc Thăng là đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí.

Di tích Đền Cồn Trú thuộc địa bàn thôn Hưng Quang, xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Đền Cồn Trú được gọi theo tên làng Cồn Trú xưa. Đây chính là đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí.

Theo ghi chép của lịch sử, Nguyễn Xí (1397-1465) sinh ở làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là xã Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An). Mồ côi cha mẹ từ khi 9 tuổi, Nguyễn Xí cùng với anh trai là Nguyễn Biện rời quê hương ra đất Lam Sơn (Thanh Hóa) ở với Lê Lợi. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 chiến hữu mở hội thề Lũng Nhai chống giặc Minh xâm lược. Hai anh em Nguyễn Biện, Nguyễn Xí đều tham gia

21 tuổi, Nguyễn Xí cùng anh trai và các chiến hữu lập công đầu trong các trận đánh ở Lạc Thủy, Mường Thôi... thuộc các vùng thượng lưu sông Chu.

Đền Cồn Trú đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng Phạm Văn Tuấn trình bày diễn văn ôn lại lịch sử đền Cồn Trú và công lao của Cương quốc công Nguyễn Xí.

Mười năm nếm mật nằm gai, vào sinh ra tử, Nguyễn Xí luôn là vị tướng tiên phong tham gia đánh thắng nhiều trận đánh lớn như: Bồ Đằng, Trà Lân, thành Nghệ An, thành Diễn Châu, Tốt Động, Chúc Động, Đông Quan, Xương Giang... góp phần đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của giặc Minh sau 20 năm bị đô hộ.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Xí được phong chức “Long hổ thượng tướng suy trung bảo chính công thần”. Năm 1429, nhà vua cho khắc biển công thần. Khi bàn công, ông đứng vào hàng thứ năm, được phong tước Huyện Hầu. Để thể hiện sự ưu ái đặc biệt cho những người có công lớn trong khởi nghĩa, Lê Lợi đã ban quốc tính cho Nguyễn Xí là Lê Xí (được mang họ của vua).

Năm 1433, vua Lê Thái Tổ qua đời. Nguyễn Xí nhận di chiếu cùng một số quần thần lập Thái tử Nguyên Long (tức Lê Thái Tông) lên ngôi vua lúc mới 10 tuổi. Ông giữ cương vị giúp vua điều hành công việc triều chính. Trong vương triều nhà Lê, Nguyễn Xí giữ nhiều chức vụ trọng yếu, góp phần to lớn để xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, củng cố chế độ nhà Lê.

Đền Cồn Trú đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Cẩm Xuyên Phạm Văn Thắng: Chính quyền địa phương cần tiếp tục bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Cồn Trú.

Khi đất nước bị ngoại xâm, ông là người cầm quân đi đánh giặc. Khi vương triều nhà Lê lâm vào cảnh Lê Nghi Dân giết Lê Băng Cơ và Hoàng Thái hậu để chiếm đoạt ngôi vua, gây ra sự nhiễu loạn trong triều đình, Nguyễn Xí đã chủ xướng cuộc chính biến vào năm 1460 để diệt trừ bọn phản loạn. Sau khi dẹp bỏ Lê Nghi Dân và bè đảng, Nguyễn Xí đưa Lê Tư Thành (tức Lê Thánh Tông) lên ngôi vua.

Với chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược và công lao vĩ đại đối với quốc gia trong việc lập lại triều chính, Nguyễn Xí được vua Lê Thánh Tông ban tặng là người “Bình ngô khai quốc/ Tịnh nạn trung hưng”. Cũng chính từ đó, các đời sau coi Nguyễn Xí là người hai lần khai quốc.

Trong cuộc đời làm quan, phụng sự 4 triều vua Lê kéo dài hơn 30 năm (gồm Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông), Nguyễn Xí một lòng một dạ trung thần, khai quốc công thần, mở mang đất đai bờ cõi non sông, bảo vệ từng tấc đất.

Ông có vai trò quyết định trong nhiều chính sách tiến bộ. Không chỉ là một võ tướng tài ba, Nguyễn Xí còn là một nhà chính trị lỗi lạc đối với quốc nội và quốc ngoại. Khi Nguyễn Xí qua đời (năm 1465), vua Lê Thánh Tông còn truy tặng ông tước “Thái sư Cương quốc công, đặc ân khai quốc, thụy nghĩa vụ”.

Đền Cồn Trú đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL và huyện Cẩm Xuyên trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Cồn Trú cho chính quyền địa phương.

Với những cống hiến to lớn cho dân tộc, các triều vua sau tiếp tục phong Nguyễn Xí là “Thượng thượng đẳng tôn thần”. Không chỉ có đền thờ do Nhà nước xây dựng, ông còn được Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ và tôn làm phúc thần. Tên của ông được đặt cho các công trình đường sá, trường học ở nhiều thành phố trên khắp cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh, Hà Tĩnh... Năm 2020, di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Cồn Trú ở xã Nam Phúc Thăng được xây dựng bằng tre nứa vào cuối thế kỷ thứ XVII; đến đầu thế kỷ thứ XVIII được xây dựng lại với các hạng mục: hệ thống cột nanh, tắc môn và một tòa điện thờ 3 gian bằng gỗ. Trải qua nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử, ngôi đền bị xuống cấp và trở thành một phế tích. Từ năm 1930 - 1931, Đền Cồn Trú là nơi được chi bộ Đảng địa phương sử dụng để in ấn tài liệu mật, tổ chức họp bàn những nội dung quan trọng. Hiện nay, Đền Cồn Trú được Nhân dân địa phương huy động xã hội hóa để xây dựng lại, trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, cầu cho quốc thái, dân an, xã hội ngày càng ấm no, hạnh phúc; động viên, cổ vũ tinh thần kiên trung ái quốc của Nhân dân.

Ghi nhận công lao của Cương quốc công Nguyễn Xí đối với Nhân dân và đất nước và những giá trị văn hóa lịch sử của Đền Cồn Trú, ngày 13/1/2023, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 124/QĐ-UBND xếp hạng Đền Cồn Trú (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

Đền Cồn Trú đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Chính quyền địa phương đã long trọng tổ chức nghi thức rước bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào Đền Cồn Trú.

Chủ đề Di chỉ - Khảo cổ

Đọc thêm

Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Tết Dương lịch: "Xu hướng xuất ngoại dịp Tết dự kiến tăng trong thời gian tới bởi nhiều du khách muốn tránh áp lực Tết truyền thống cũng như tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ", theo đại diện một đơn vị lữ hành.
5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.