Dẻo thơm miến gạo Việt Xuyên

(Baohatinh.vn) - “Dù mới hoạt động gần 1 năm nay nhưng các sản phẩm miến dong, miến gạo lứt đã được thị trường đón nhận” - chị Tô Thị Hương - chủ cơ sở sản xuất miến Hương Tâm (thôn Trung Trinh, xã Việt Xuyên, Thạch Hà, Hà Tĩnh) mở đầu câu chuyện.

“Nấu lên có mùi thơm, sợi miến dẻo, dai và có màu trắng trong, ấy đích thị là miến Hương Tâm”, không ít khách hàng truyền nhau về độ thơm ngon khi thưởng thức đặc sản nức tiếng của vùng đất Việt Xuyên.

deo thom mien gao viet xuyen

Anh Nguyễn Hữu Tâm (chồng chị Hương) vận hành máy đóng gói sản phẩm.

Để tạo nên sản phẩm có mùi vị thơm ngon đặc trưng, phải trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn nguyên liệu đến cắt thành phẩm. Miến được tạo nên từ những hạt gạo quê chắc tròn rồi xay thành bột và ngâm nước trong vòng 30 phút nhằm đạt đến độ dai ngon nhất định. Tiếp đến, sẽ được đưa vào máy đùn để tạo khuôn. Tất cả công đoạn diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn, thuần thục và tâm sức của người làm.

Mỗi ngày trôi qua, 1,8 tạ miến đều đặn được xuất ra, riêng mùa cao điểm giáp Tết, để đáp ứng nhu cầu cho người dân, số lượng miến bán ra lên tới 2,3 tạ.

Năm 2016, cơ sở sản xuất miến Hương Tâm với 7 thành viên được thành lập. Cùng với sự hỗ trợ của các loại máy móc; hầu hết các công đoạn thủ công nặng nhọc của nghề làm miến đã được cắt giảm từ xay bột đến tráng bánh, máy đảo bột, máy cắt “đùn sợi” hay phơi miến bằng lò sấy sử dụng than bùn và quạt gió.

Tuy nhiên, sản lượng miến dù tăng nhưng mức tiêu thụ vẫn rất chậm. Lúc này, dù qua tìm hiểu thị trường thấy miến có màu trắng tinh sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, song chị Hương vẫn quyết giữ vững cách làm màu tự nhiên truyền thống. Vấn đề đầu tiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm miến sạch, lọc kỹ bột bằng nước sạch. Sau khi có được lượng khách hàng ổn định, cơ sở của chị Hương đã tiến hành đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu bao bì cho sản phẩm. Từ đó, sản lượng miến tiêu thụ nhiều hơn; mẫu mã đẹp, chất lượng ngon, có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên được khách hàng tin dùng, không chỉ ở các huyện: Can Lộc, Cẩm Xuyên mà còn mở rộng ra tận miền Nam như: Vũng Tàu, Đồng Nai...

“Hiện tại, thu nhập của mỗi lao động đạt từ 5-7 triệu đồng/tháng. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục mua sắm thêm dây chuyền, máy móc để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường. Chúng tôi cũng đã làm thêm mặt hàng miến gạo lứt, tiêu thụ cũng rất tốt...” - chị Hương cho hay.

Phó Chủ tịch UBND xã Việt Xuyên Trương Công An cho biết: “Mô hình sản xuất miến Hương Tâm đã đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, đảm bảo các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với sản xuất truyền thống, tạo việc làm cho lao động địa phương”.

Đọc thêm

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Vì sao phải đọc sách cùng con?

Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Văn hóa đọc trong thời đại số

Văn hóa đọc trong thời đại số

Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.