Đi du lịch biển, người bệnh gout có thể ăn loại hải sản nào?

Người mắc bệnh gout nên tránh thực phẩm giàu purin vì nó có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Thật không may, hải sản là một trong những thực phẩm phổ biến giàu purin. Vậy, người mắc bệnh gout có cần kiêng ăn hải sản khi đi du lịch biển?

1. Thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout

Bệnh gout là một loại viêm khớp, xảy ra khi người bệnh có quá nhiều axit uric trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là tăng axit uric máu dẫn đến sưng đau khớp .

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây bệnh gout, bao gồm ảnh hưởng di truyền và các tình trạng bệnh lý cơ bản, nhưng chế độ ăn uống có thể có tác động trực tiếp đến bệnh gout và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, không có chế độ dinh dưỡng nào ngăn ngừa hoàn toàn cơn gout cấp. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp người bệnh quản lý sức khỏe tốt hơn.

Người bị bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như hoa quả và rau tươi giàu chất xơ, vitamin C.

Đi du lịch biển, người bệnh gout có thể ăn loại hải sản nào?

Rau tươi giàu chất xơ tốt cho người mắc bệnh gout.

Các loại rau giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành axit uric như rau chân vịt và súp lơ.

Nên sử dụng các loại rau có tính kiềm vì chúng có tác dụng trung hòa axit uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh gout như cải xanh, củ cải, bí…

Hoa quả giàu vitamin C làm giảm tình trạng viêm hiệu quả như dâu tây, dứa… Nên sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo và không béo (sữa tách béo, sữa chua), trứng, các loại ngũ cốc, các loại hạt…

2. Người bệnh gout có cần kiêng ăn hải sản?

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm giàu purin có xu hướng làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout. Hải sản là thực phẩm phổ biến có hàm lượng purin cao.

Purin trong thực phẩm ăn vào bị phân hủy bởi hệ thống tiêu hóa. Axit uric được tạo ra như một sản phẩm phụ trong quá trình này. Sau đó, cơ thể sẽ tái hấp thu phần lớn axit uric, phần còn lại được bài tiết hoặc thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân.

Khi lượng purin quá cao, cơ thể không thể xử lý hết được dẫn đến tích tụ axit uric trong máu và làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh gout.

Đi du lịch biển, người bệnh gout có thể ăn loại hải sản nào?

Hải sản là thực phẩm phổ biến có hàm lượng purin cao.

Theo TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng, muốn kiểm soát bệnh gout, người bệnh cần giảm lượng purin ăn vào.

Người bệnh gout nên tránh những loại thực phẩm có nhiều purin như: thịt đỏ , thịt cừu và thịt lợn, nội tạng động vật: gan, thận, óc, lòng…

Tránh ăn các loại hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như con trai hay các loại cá cơm, cá trích, cá mòi…

Ngoài ra, cần tránh các loại rau như nấm, măng tây, măng tre, giá, dọc mùng… Đây là các loại rau làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong máu.

Tránh các sản phẩm có hàm lượng fructose cao như đồ ăn nhanh, bánh, kẹo, một số loại nước trái cây, soda. Tránh uống rượu vì rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric…

3. Những loại hải sản nào người bệnh gout có thể ăn được?

Có một số loại hải sản có hàm lượng purin cao người bệnh gout cần tránh nhưng cũng có một số loại có hàm lượng purin vừa phải người bệnh có thể ăn được trong mức độ hạn chế.

Người bệnh gout nên tránh một số loại hải sản có hàm lượng purin cao như: Cá cơm, cá tuyết, cá chim lớn, cá trích, cá thu , con trai, cá mòi, cá hồi, cá ngừ…

Một số loại có hàm lượng purin vừa phải người bệnh có thể ăn được nhưng hạn chế là: tôm, cua, hàu, sò…

Người bệnh gout có thể ăn tôm, cá hồi nhưng nên hạn chế ăn với lượng nhỏ vừa phải.

Người bệnh gout nên thận trọng về hàm lượng purin trong cá nhưng vẫn nên ăn cá để có được chất axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe, chống viêm như cá hồi. Cá hồi là nguồn cung cấp axit béo omega-3 rất tốt. Tuy nó là thực phẩm có hàm lượng purin cao nhưng một số nghiên cứu cho thấy, cá có nhiều axit béo omega-3 giúp giảm tình trạng viêm sưng khớp, có liên quan đến việc giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý ăn với lượng nhỏ vừa phải để đảm bảo an toàn.

Lưu ý: Các phương pháp nấu ăn cũng có thể ảnh hưởng đến hàm lượng purin trong cá như luộc hoặc hấp có thể làm giảm hàm lượng purin. Phương pháp chế biến này cũng tốt cho sức khỏe hơn vì có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng và không cần phải cho thêm quá nhiều gia vị, dầu, bơ hoặc các chất béo khác.

Theo SKĐS

Đọc thêm

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.
Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?