Điều cần tránh sau khi ăn no

Sau khi ăn no nên làm gì? Câu trả lời tốt nhất là ngồi yên bất động, nhưng nếu có muốn làm gì, thì hãy tránh những điều sau đây:

Điều cần tránh sau khi ăn no

Để đảm bảo sức khỏe, chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no - Ảnh minh họa: Internet

Hoạt động mạnh

Sau khi ăn từ 1 đến 3 tiếng, máu của bạn đang dồn về cơ quan tiêu hóa để tập trung nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Trong lúc này, nếu vận động mạnh, máu sẽ phải phân phát ra các cơ bắp, làm dạ dày hoạt động kém hiệu quả đi, và thế là đau dạ dày.

Uống trà

Uống trà sau bữa ăn không phải là ý tưởng hay. Nước trà ngăn cơ thể hấp thu một số chất dinh dưỡng từ thực phẩm như sắt. Axit trong trà cũng cản trở chuyển hóa nguồn đạm từ thực phẩm thành nguồn năng lượng nuôi cơ thể.

Đi ngủ

Ăn no khiến cơ thể muốn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thói quen đi ngủ ngay sau bữa ăn làm dạ dày tiêu hóa không liên tục, gây khó chịu như đầy hơi, sình bụng.

Tắm sau khi ăn

Lượng máu được kích thích dồn về dạ dày sau bữa ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nếu bạn tắm, quá trình tập trung tiêu hóa này bị ngưng trệ khi cơ thể trở nên thư giãn.

Quan hệ tình dục

Muốn quan hệ tình dục, bạn phải chuẩn bị nhiều thể lực, tuy vậy không nên ăn thật no trước khi lâm trận. Cũng vì máu đang tập trung vào hệ tiêu hóa, nên sau khi ăn, máu trên não giảm đi đáng kể. Nếu bạn nổi hứng “chuyện ấy” vào lúc này, nhẹ sẽ bị tăng nhịp tim, nhức đầu, nặng có thể bị thượng mã phong.

Ăn trái cây

Người Việt có thói quen tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn. Tuy nhiên thói quen này có thể cản trở quá trình tiêu hóa. Trái cây chứa số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột. Khi ăn trái cây, dạ dày phải tiết ra một loại enzim để tiêu hóa sẽ trở ngại cho việc hấp thụ bữa ăn chính.

Theo Một Thế giới

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?