Đình làng 300 năm tuổi ở Đức Thọ thay “áo mới”

(Baohatinh.vn) - Đình Trung, thôn Châu Trung, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã được trùng tu, tôn tạo lại nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương.

Đình làng 300 năm tuổi ở Đức Thọ thay “áo mới”

Vẻ uy nghiêm của ngôi đình 300 tuổi sau khi được trùng tu

Đình Trung là nơi thờ tự nhân vật lịch sử Đinh Lễ, một công thần khai quốc dưới thời Lê Lợi. Ông cũng là người mà Nhân dân thôn Châu Trung xem là vị thần thành hoàng làng; ngôi đình được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh vào tháng 7/2007.

Ngôi đình có niên đại hơn 300 năm tuổi này trước đây bị xuống cấp trầm trọng. Mái đình bị sập, ngói vỉa vỡ nát, các cột, kèo mối mọt đục khoét làm cho mục rửa. Một thời gian dài đình Trung trở nên nhếch nhác.

Năm 2019, đình Trung được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt nguồn kinh phí để trùng tu. Qua gần 7 tháng triển khai sửa chữa các hạng mục bị xuống cấp, đến nay ngôi đình đã trở lại vẻ uy nghiêm, linh thiêng.

Đình làng 300 năm tuổi ở Đức Thọ thay “áo mới”

Mái ngói vỡ nát được thay ngói mới

Đình Trung được kết cấu gồm 4 mái, 2 mái chính gồm 4 hàng chân cột (2 dãy cột cái và 2 dãy cột con, mỗi dãy gồm 6 cột); hai mái hồi với 8 cột.

Lối kiến trúc này đã tạo cho mái ngôi đình giống như 4 góc đao vươn cao giữa không gian.

Ngoài việc trùng tu lại nguyên bản ngôi đình, khu vực sân đình và hệ thống tường rào khuôn viên cũng đã được chính quyền xã Tùng Ảnh cho xây dựng lại trở nên khang trang, sạch sẽ.

Đình làng 300 năm tuổi ở Đức Thọ thay “áo mới”

Những cột đình đã được sửa chữa và khôi phục lại những nét chạm trổ

Ông Phan Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh cho biết, kinh phí tu sửa đình Trung hết 3,1 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách của tỉnh hỗ trợ là 1,5 tỷ đồng, con em địa phương ủng hộ 300 triệu đồng.

Chính quyền địa phương đang tiếp tục kêu gọi con em đóng góp và trích từ nguồn ngân sách địa phương để huy động đủ nguồn lực trùng tu ngôi đền

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...