Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh góp ý về Hiệp định CPTPP

(Baohatinh.vn) - Tại phiên làm việc sáng nay (2/11) của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều ý kiến góp ý tới Chính phủ nhằm hoàn thiện hơn các điều khoản của Hiệp định  CPTPP.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh góp ý về Hiệp định CPTPP

Đại biểu Lê Anh Tuấn trình bày ý kiến góp ý về Hiệp định CPTTP

Sáng nay, Quốc hội tiếp tục phiên làm việc với các nội dung: Chủ tịch nước trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan.

Sau giờ giải lao, các Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan. Đại biểu Lê Anh Tuấn, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều góp ý tới Chính phủ để nhằm hoàn thiện hơn các điều khoản của Hiệp định.

Đại biểu Lê Anh Tuấn cho biết: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước ký tháng 2/2016, nhưng đến ngày 23/01/2017 thì Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hiệp định nên các nước tạm hoãn việc phê chuẩn. Sau nhiều vòng đàm phán nỗ lực, quyết tâm, ngày 8/03/2018, 11 nước còn lại đã cùng nhau ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiệp định CPTPP gồm 7 chương và 1 phụ lục đó là điều ước đa phương thế hệ mới với nội dung được xây dựng trên cơ sở tích hợp hầu hết các nội dung Hiệp định TPP, trong đó, Hiệp định TPP là một hiệp định tương đối rộng bao gồm 30 chương và 9 phụ lục kèm theo.

Sau khi tham gia, các nước trong CPTPP cũng thống nhất cho tạm hoãn thực thi 20 nghĩa vụ, đây chủ yếu là các nghĩa vụ do Hoa Kì đặt ra khi đàm phán TPP. Trong 20 nghĩa vụ tạm hoãn thì có tới 11 nghĩa vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ tạm hoãn liên quan đến mua sắm Chính phủ và 7 nghĩa vụ tạm hoãn liên quan đến 7 chương trong hiệp định.

Theo đại biểu Lê Anh Tuấn, nội dung của CPTPP chứa đựng nhiều cam kết sâu rộng kể từ trước đến nay, trên nhiều lĩnh vực từ những lĩnh vực truyền thống đến những lĩnh vực phi truyền thống, như vấn đề về lao động công đoàn, môi trường, phòng chống tham nhũng. Nội dung hiệp định có rất nhiều cam kết ở mức cao hơn các cam kết mà Việt Nam đã ký khi tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như nhiều Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết với các nước, và có nhiều nội dung có sự dẫn chiếu đến việc thực hiện một số hiệp định trong khuôn khổ WTO.

Khi tham gia CPTPP, các nước thành viên ký với nhau một số cam kết thỏa thuận song phương. Đại biểu dẫn chứng theo tờ trình của Chủ tịch nước thì Việt Nam cũng đã ký 64 thư song phương, 2 biên bản ghi nhớ và nhận được 2 thư trao đổi về vấn đề kinh tế thị trường của Canada và Mexico.

Đại biểu phân tích việc tham gia CPTPP mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đồng thời đặt ra quyết tâm chính trị, thể chế, con người, tổ chức bộ máy để thực thi, sự thay đổi về lợi thế so sánh và có thể những tác động bất lợi mà chúng ta chưa thể dự báo hết được trong quá trình thực thi Hiệp định sau khi phê chuẩn.

Đại biểu nhận định, về cơ hội thì sau khi phê chuẩn Hiệp định CPTPP thì sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu, tiếp cận tốt hơn các thị trường ở Châu Mỹ, Châu Đại Dương và Châu Á, đồng thời giúp cho Việt Nam cơ cấu lại thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn và các lợi thế khác..

Ngoài các tác động thuận lợi, thì sau khi phê chuẩn Hiệp định CPTPP đặt ra rất nhiều thách thức cho Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, tuy nhiên, Chính phủ cũng đã ban hành 03 nghị định liên quan đến ngành nông nghiệp để cơ cấu lại ngành nông nghiệp cũng như đổi mới áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Về thương mại dịch vụ đầu tư thì các lĩnh vực chịu các tác động mạnh là hạ tầng, viễn thông, đầu tư vào báo chí xuất bản, phát thanh truyền hình, truyền tải phân phối điện, khai khoáng, phân phối dược phẩm và xăng dầu, tuy nhiên đối với các lĩnh vực này thì Việt Nam đang bảo lưu từ 3 – 7 năm tùy lĩnh vực cho nên chúng ta có khoảng thời gian để chuẩn bị trong quá trình hội nhập và tránh rủi ro, bất lợi đối với các doanh nghiệp cũng như các đối tượng liên quan.

Đại biểu cũng cho biết thêm, ngoài các khó khăn đã nêu trên, khi phê chuẩn CPTPP chúng ta còn có các khó khăn liên quan đến hoàn thiện thể chế, pháp luật, thu ngân sách khi cắt giảm thuế quan, nhập khẩu đối với nhiều dòng thuế.

Trên cơ sở các phân tích của mình, đại biểu Lê Anh Tuấn cũng kiến nghị với Chính phủ quan tâm thêm về các vấn đề rà soát văn bản QPPL để không tạo khoảng trống pháp luật, tránh xung đột với các điều khoản của Hiệp định CPTPP, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các cam kết, nhóm cam kết, tránh rủi ro về luật pháp và tạo lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.

Xây dựng đề án tuyên truyền, phổ biến đến các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân trước khi thông báo hiệp định có hiệu lực, tránh trường hợp các thế lực thù địch lợi dụng vào việc phê chuẩn hiệp định gây mất ổn định trật tự trong xã hội và chuẩn bị các nguồn lực có khả năng đáp ứng quá trình triển khai hiệp định.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang nghỉ hưu trước tuổi trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức thành công. Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đã chuẩn bị rất khẩn trương, kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ.
Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Từ hơn 4.000 tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) năm 2024, ban giám khảo chấm chọn 105 tác phẩm đạt giải. Hà Tĩnh vinh dự có 1 tác phẩm của nhóm phóng viên Báo Hà Tĩnh đạt giải; Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh được nhận bằng khen tập thể xuất sắc.
Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025 với yêu cầu phải tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Hà được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà; ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, nhiệm kỳ 2021-2026.
Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Năm 2025 về trong niềm tin và kỳ vọng! Cùng cả nước bước vào năm mới, một năm với nhiều sự kiện trọng đại; đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, Hà Tĩnh quyết tâm vượt mọi khó khăn; đổi mới, sáng tạo, bứt phá mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa trên hành trình mới.