Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chương trình làm việc của phiên họp thứ 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 15/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành được tổ chức trực tuyến toàn quốc.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên chất vấn

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ. Tham gia chất vấn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và các bộ trưởng.

Tại phiên chất vấn chiều nay, các đại biểu tập trung vào các vấn đề như: công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là triệt phá các băng nhóm cho vay nặng lãi, tín dụng đen; giải pháp xử lý tình trạng chậm trễ, "nợ” các văn bản hướng dẫn thi hành luật; xử lý vấn đề rác thải nhựa, bảo đảm môi trường…

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Sơn chủ trì

Liên quan đến câu hỏi chất vấn của ĐBQH về vấn đề đấu tranh triệt phá các tổ chức cho vay nặng lãi, tín dụng đen, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho rằng, thời gian qua, lực lượng công an đã trấn áp mạnh tội phạm liên quan đến tín dụng đen nên loại tội phạm này đã được kiềm chế, giảm tính phức tạp so với trước đây, nhiều chỗ tạm dừng hoạt động và hoạt động một cách cầm chừng. Nhân dân cũng đã cảnh giác với hoạt động của loại tội phạm này.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cảnh báo, tình hình tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê vẫn còn diễn biến phức tạp, có nơi có lúc gây lo lắng cho nhân dân; lưu ý hoạt động cho vay qua internet, tín dụng đen biến tướng qua không gian mạng, rất khó kiểm soát; tình trạng tiền ảo và tiền thật thông qua internet để giao dịch tiền tệ.

Đối với câu hỏi chất vấn về tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, thời gian qua, với sự cố gắng của các bộ ngành, Chính phủ, UBTVQH, Quốc hội và ĐBQH, công tác xây dựng pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Trong 2 năm qua, Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH xem xét, ban hành 26 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN. Trong đó, có những dự án ban hành kịp thời, có sự thống nhất cao, mang lại tác dụng nhanh chóng.

Về ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, qua rà soát 26 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được Quốc hội thông qua có khoảng 10 văn bản có tiến độ xây dựng chậm. Cá biệt có văn bản trình rất chậm khiến UBTVQH, Quốc hội phải thay đổi chương trình hay đưa ra khỏi chương trình.

Để khắc phục những hạn chế này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, sẽ thực hiện nghiêm quy định liên quan tại Luật Ban hành văn bản pháp luật, cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng cũng nêu rõ, vấn đề xây dựng thể chế, trách nhiệm của các bộ ngành được nhắc đến trong 19 nghị quyết phiên họp thường kỳ, chuyên đề của Chính phủ.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà

Trả lời câu hỏi chất vấn về vấn đề rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: Đây là vấn đề lớn, không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, con người. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, giải pháp để giải quyết vấn đề rác thải nhựa là chính sách thuế, phí áp dụng với các loại nhựa một lần.

Bên cạnh đó, sẽ có cơ chế khuyến khích vật liệu thân thiện môi trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội. Nếu người dân không sử dụng đồ nhựa dùng một lần sẽ vừa giảm rác thải, vừa tiết kiệm, đóng góp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa hiện nay.

Kết thúc phần trả lời câu hỏi chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của ĐBQH.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tiếp thu các ý kiến, kiến nghị; làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của ĐBQH

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tiếp thu các kiến nghị của ĐBQH, đồng thời, đưa ra một số giải pháp mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới như: phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số; phát huy lợi thế hệ thống giao thông để phát triển KT-XH đồng bằng sông Cửu Long; tạo cơ chế thông thoáng về tín dụng cho doanh nghiệp và HTX… Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&CN triển khai phát triển khoa học công nghệ. Chính phủ giao các bộ, ngành tập trung xử lý dứt điểm một số sai phạm mà các đại biểu quốc hội chỉ ra.

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, đây là lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện giám sát lại đối với các nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát, chất vấn liên quan đến việc triển khai thực hiện các nghị quyết, các kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận phiên chất vấn

Đồng thời, phiên chất vấn thể hiện tính liên tục trong hoạt động giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn, thể hiện trách nhiệm của cơ quan Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong việc giám sát đến cùng nội dung những việc đã giám sát. Nội dung chất vấn bao quát hết các vấn đề và là những vấn đề nóng mà các đại biểu quan tâm. Các thành viên của Chính phủ đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về những nội dung còn hạn chế mà lĩnh vực, ngành mình quản lý, đồng thời đưa ra những giải pháp trong thời gian sắp tới.

Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh tiếp tục đề nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Tại phiên chất vấn này, Đoàn ĐBQH Hà Tĩnh gửi câu hỏi chất vấn bằng văn bản tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đề nghị Chính phủ, các Bộ Công thương, Bộ KH&ĐT có trả lời cụ thể, triển khai quyết định dừng dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê; các cơ chế khuyến khích, trọng dụng các nhà khoa học vẫn còn hạn chế; việc ứng dụng các nghiên cứu, phát minh vào thực tiễn còn nhiều bất cập. Định hướng, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học công nghệ, trường đại học và doanh nghiệp trong thời gian tới như thế nào?

Ngoài ra, đoàn ĐBQH còn nêu vấn đề nâng tỷ lệ nội địa hóa, tình hình chuyển giao công nghệ từ công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Vậy, có nên xây dựng chế tài về việc chuyển giao công nghệ không?.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.