Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô kêu cứu Thủ tướng

Các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô vừa và nhỏ tại Việt Nam vừa chính thức có đơn kêu cứu gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và một số cơ quan khác về việc bãi bỏ Thông tư 20.

doanh nghiep nhap khau oto keu cuu thu tuong

Các doanh nghiệp cho rằng giấy uỷ quyền đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp ôtô Việt.

Theo nội dung văn bản này, chỉ riêng quy định về giấy ủy quyền trong Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương đã có ý nghĩa và tác động như một điều kiện kinh doanh, là "cái cớ cho các hãng xe ép các doanh nghiệp Việt Nam".

"Đã có những doanh nghiệp trong chúng tôi làm ủy quyền cho một số hãng, nhưng họ ép về doanh số, giá, chất lượng sản phẩm. Họ cho gì chúng tôi được nhập đấy, không có sự lựa chọn", đại diện nhóm doanh nghiệp nói.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp này, trong trường hợp làm tốt, các hãng xe sẽ yêu cầu góp vốn. Nếu nhà nhập khẩu không đồng ý, các hãng có thể cắt uỷ quyền và cấp cho người khác ngay. "Thông tư 20 đẩy doanh nghiệp ôtô nhỏ và vừa luôn bị động và phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng xe nước ngoài. Họ mặc nhiên có quyền sinh quyền sát đối với các doanh nghiệp Việt Nam", văn bản nêu.

Đặc biệt, qua 5 năm triển khai, các đơn vị cho rằng Thông tư 20 còn tạo điều kiện cho các xe Trung Quốc tràn vào Việt Nam, vì chỉ cần một giấy ủy quyền chính hãng là đã nhập được xe. Trong khi đó, các hãng xe Trung Quốc rất dễ dàng cấp giấy ủy quyền cho các doanh nghiệp Việt, miễn sao bán được hàng cho họ mà không có bất kỳ một ràng buộc khắt khe nào.

"Khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa không nhập được xe chất lượng cao từ các nước phát triển thì sẽ sẵn sàng làm đại lý bán xe Trung Quốc, nên việc giữ lại Thông tư 20 chỉ làm cho Việt Nam thành bãi xe ôtô con của Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, xe Trung Quốc chất lượng thấp nên người tiêu dùng đã không lựa chọn", nhóm doanh nghiệp nêu.

Bên kiến nghị cũng nhận định qua vài chục năm, các mục tiêu của Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chưa đạt được, dù Nhà nước đã cấp khá nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai… cho các doanh nghiệp lắp ráp ôtô kiêm nhập khẩu, kinh doanh ôtô.

Các điều kiện kinh doanh của Thông tư 20 được nhận định đã tạo ưu đãi kép (lập hàng rào phi thuế quan) cho các doanh nghiệp lắp ráp ôtô, trong khi họ không nỗ lực thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, phát triển ngành công nghiệp ôtô lẫn ngành công nghiệp cơ khí. Không có bất kỳ một bảo đảm nào về mối quan hệ của việc hạn chế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc với sự phát triển thành công của Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô.

Ngược lại, việc mở rộng nhập khẩu ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống sẽ tác động tới việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm giá thành của ôtô lắp ráp trong nước, cũng tương tự như xe máy Trung Quốc giá rẻ tràn vào bắt buộc các hãng lắp ráp xe máy phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giành lại thị phần.

"Trong 5 năm qua, hơn 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn do không thể nhập khẩu được. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền vào các showroom, thuê nhân viên, đầu tư các gara sửa chữa để bảo hành cho khách nhưng nhiều doanh nghiệp không thể cầm cự nổi đã phải đóng cửa", nhóm doanh nghiệp bày tỏ.

Các đơn vị này cũng khẳng định việc nhập khẩu ôtô không ảnh hưởng nhiều đến nhập siêu của đất nước. Về cáo buộc trốn thuế trong những năm qua, doanh nghiệp cho rằng Bộ Tài chính đã ra quy định để không chấp thuận khi họ khai giá thấp.

"Thông tư 20 bắt buộc các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô của thương nhân nhập khẩu phải đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hàng tỷ đồng. Thực tế, những thiết bị này chỉ được dùng trong những trạm kiểm tra xe trước khi xuất xưởng của cơ sở sản xuất lắp ráp ôtô và Trạm đăng kiểm ôtô của Cục Đăng kiểm. Điều kiện này gây khó khăn và tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp, không phát huy được tính linh hoạt của thị trường", nhóm doanh nghiệp nói và cho biết tất cả ôtô không có giấy uỷ quyền muốn lưu thông trên đường đều phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước sở tại là Việt Nam và Cục Đăng kiểm thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Vì vậy, nhóm doanh nghiệp nêu trên đề nghị bãi bỏ Thông tư 20 nhằm hướng đến sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường ôtô Việt Nam.

Năm 2011, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20 nhằm hướng dẫn việc nhập khẩu xe dưới 9 chỗ chưa qua sử dụng vào Việt. Việc yêu cầu đơn vị nhập khẩu phải có hai giấy phép là giấy chứng nhận uỷ quyền nhập khẩu, phân phối của chính hãng hoặc có hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó. Hai là giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô do Bộ Giao thông Vận tải cấp. Chính quy định này đã loại hàng nghìn doanh nghiệp ôtô nhỏ ra khỏi cuộc chơi, thị phần nhập khẩu chủ yếu thuộc về tay một số ông lớn liên doanh, phân phối.

Sau 5 năm triển khai, ngày 1/7 Thông tư 20 đã hết hiệu lực và hiện hai trường phái vẫn tranh cãi quyết liệt với việc một bên muốn giữ các quy định, còn bên kia muốn bãi bỏ, mở cửa thị trường.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Toyota Corolla Cross H2 Concept chạy bằng hydro ra mắt

Toyota Corolla Cross H2 Concept chạy bằng hydro ra mắt

Tại triển lãm ô tô quốc tế Philippines 2024, Toyota Motor Philippines đã chính thức giới thiệu mẫu Corolla Cross H2 Concept. Trong khi các mẫu xe thương mại của Toyota tại Philippines sử dụng pin để tạo thành hệ truyền động hybrid, Corolla Cross H2 Concept chạy bằng nhiên liệu hydro.
Mỹ mở lối cho "taxi bay"

Mỹ mở lối cho "taxi bay"

Lần đầu tiên kể từ khi trực thăng xuất hiện trên thị trường vào thập niên 1940, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) giới thiệu một loại máy bay dân dụng mới có tên gọi 'powered-lift'.
Nhiều người Trung Quốc bất ngờ với đoàn xe VinFast chinh phục Tây Tạng

Nhiều người Trung Quốc bất ngờ với đoàn xe VinFast chinh phục Tây Tạng

4 chiếc VinFast VF 8 vẫn bền bỉ và hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết xuống -5 độ và trên độ cao hơn 5.200m khi chinh phục Trại căn cứ Everest (Everest Base Camp). Các thành viên trong đoàn chia sẻ tự hào khi có nhiều người Trung Quốc tỏ ra bất ngờ với sự xuất hiện của đoàn xe điện Việt tại nơi đặc biệt khó khăn này.
VinFast mở ra kỷ nguyên di chuyển thông minh cho người Việt bằng dải sản phẩm ôtô điện hiện đại

VinFast mở ra kỷ nguyên di chuyển thông minh cho người Việt bằng dải sản phẩm ôtô điện hiện đại

Những mẫu ôtô điện ngày càng thông minh của VinFast không chỉ mang tới sự an tâm, tiện lợi tối đa cho người dùng mà còn giúp tạo ra chuẩn mực mới cho thị trường ôtô. Đó cũng là một trong những lí do giúp VinFast trở thành hãng xe số 1 thị trường chỉ sau 2 năm tập trung sản xuất xe điện.
Xe điện đã phổ biến tới đâu?

Xe điện đã phổ biến tới đâu?

Những yếu tố quen thuộc vẫn có tác động lớn đến quyết định mua ôtô điện của khách hàng, trong đó nhiều người tin rằng sở hữu xe điện sẽ dễ "hẹn hò" hơn.
Land Cruiser Prado 2024 hoàn toàn mới về Việt Nam

Land Cruiser Prado 2024 hoàn toàn mới về Việt Nam

Toyota Land Cruiser Prado 2024 hứa hẹn thu hút được sự quan tâm của khách Việt với những nâng cấp mới nhưng mức giá mà người dùng phải bỏ ra cũng tăng đáng kể so với trước.
Honda ra mắt thêm 2 xe máy điện

Honda ra mắt thêm 2 xe máy điện

Các mẫu xe máy điện CUV e: và ICON e: là sản phẩm thứ 10 và 11 trong tổng cộng 30 xe máy điện mà Honda nhắm đến ra mắt toàn cầu trước năm 2030.