Đôi đũa trong ẩm thực của người Việt

(Baohatinh.vn) - Muôn đời nay, đôi đũa trở thành vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm thường ngày của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đũa có nguồn gốc từ nền văn minh Trung Hoa, cũng có người lại khẳng định đũa thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á có cách đây cả mấy ngàn năm.

Đôi đũa trong ẩm thực của người Việt

Ở Việt Nam, hình ảnh đôi đũa xuất hiện sớm nhất trong chuyện cổ tích “Trầu cau” đã có tự thuở nào. Từ việc ăn bốc hoang dã chuyển sang dùng đũa là một bước tiến dài quan trọng. Ảnh Internet

Ngày trước, tùy theo địa vị xã hội mà ông hoàng, bà chúa thường dùng đũa ngọc, ngà, quan lại dùng gỗ mun, còn người bình dân thì chỉ là đôi đũa tre, đũa gỗ đơn sơ, mộc mạc. Miền Bắc và miền Trung thường gắn với các lũy tre làng nên người dân thường lấy thân tre già chẻ vót làm đũa.

Ở miền Nam, người ta lại hay dùng cây dừa để làm nên đôi đũa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, một đầu vuông để các ngón tay cầm, một đầu được vót tròn để gắp thức ăn, không sơn quét, trang trí (trừ một số đũa chuyên dùng để thờ cúng). Tùy theo kích thước và công dụng mà đũa cũng được phân chia làm nhiều loại: đũa ăn chỉ dài độ 22-25 cm. Đũa lớn chuyên dùng để xào nấu dài khoảng 30- 35 cm để tránh hơi nóng và dầu mỡ không bắn dính vào tay.

Lại còn có những đôi đũa cả hay còn gọi là đũa bếp to dẹt, chuyên dùng để đảo, xới cơm trong những nồi lớn, dài tới 60-70 cm, dành cho cả hàng chục người ăn.

Dù chỉ là một vật dụng nhỏ bé nhưng đôi đũa lại chứa đựng trong đó cả một lịch sử lâu đời cùng những triết lý sâu sắc trong gia đình người Việt. Thông qua bữa cơm, đôi đũa đã trở thành một vật dụng để ông bà, cha mẹ có thể dạy con cháu những bài học về nền nếp, lễ nghĩa.

Đôi đũa trong ẩm thực của người Việt

Trong căn bếp của người Việt còn có những đôi đũa cả hay còn gọi là đũa bếp to dẹt, chuyên dùng để đảo, xới cơm trong những nồi lớn. Ảnh Internet

Lên độ dăm sáu tuổi, ai trong chúng ta cũng đã từng được người lớn bày dạy cách cầm đũa, cách so đũa trước khi ăn. Chẳng mấy khi người Việt dùng đũa lệch hay đũa đã cong vênh. Sau khi so đũa, chọn những đôi bằng bặn, người ít tuổi hơn thường hai tay lễ phép đưa cho người lớn. Bắt đầu bữa ăn, để tỏ lòng tôn kính với các bậc cao niên hay với khách, người ta dùng đũa mới để gắp đồ ăn mời người khác trước khi gắp cho chính mình.

Trong bữa ăn, nếu muốn gắp thêm thức ăn cho người khác thì cần trở đũa, gắp về phía đầu vuông. Khi gắp thức ăn cũng không nên dùng đũa để xới tìm miếng ngon mình thích, hay dùng đũa đã cho vào miệng khuấy vào bát nước chấm hay bát canh chung. Người lớn cũng thường dạy con trẻ khi ăn không được ngậm mút đũa, không được vừa nhai nhồm nhoàm vừa nói, vừa cầm đũa vừa hoa tay múa chân khua khoắng.

Hồi còn nhỏ, nhiều lần trong bữa ăn tôi hay bị bố mẹ nhắc nhở vì cái tội trong lúc chờ cơm được dọn ra, cứ lấy hai chiếc đũa gõ vào miệng bát hay cạnh mâm nhôm mà hát hò ầm ĩ. Khi gắp thức ăn, mẹ thường khuyên không gắp thức ăn bỏ thẳng ngay vào miệng mà phải để trên bát cơm riêng của mình. Cầm đũa phải sao cho khéo, giữ cho chặt để thức ăn không rơi vãi xuống mâm hoặc rơi vào bát canh làm nước bắn tung tóe. Khi ăn xong, nhẹ nhàng thả đôi đũa xuống mâm. Việc cắm đũa thẳng đứng vào bát cơm cũng là điều kiêng kị vì người ta chỉ làm điều đó cho người đã khuất…

Đôi đũa trong ẩm thực của người Việt

Đũa làm bằng tre là loại có mặt đầu tiên trong văn hoá người Việt. Ảnh Internet

Văn học dân gian Việt Nam còn lưu lại nhiều câu khá thú vị về hình tượng đôi đũa phản ánh chiều sâu của triết lý nhân sinh. Trong suy nghĩ, nói năng, hành xử thì cần phải rành mạch, thẳng thắn cho “ra đầu ra đũa”, “đến đầu đến đũa”. Trong đối nhân xử thế, nhìn nhận sự việc, đánh giá con người không được hồ đồ “vơ đũa cả nắm”.

Trong mối quan hệ vợ chồng, thật bất hạnh nếu gặp phải cảnh ngộ: “Bây giờ chồng thấp vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho bằng”. Hay “Vợ dại không hại bằng đũa vênh”, hoặc “Hay gì đũa mốc đòi chòi mâm son”… May mắn và hạnh phúc khi thuận đôi vừa lứa “Hai ta làm bạn thong dong, như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng”. Về mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân thì đã có câu “Bó đũa chọn cột cờ”. Hình tượng bó đũa biểu hiện sức mạnh của sự đoàn kết, của tính cộng đồng nên không thể “bẻ đũa cả nắm”…

Hiện nay, bên cạnh đũa tre, đũa gỗ, trên thị trường xuất hiện đũa ăn với nhiều chất liệu như nhựa, inox, nhôm… Trên địa bàn Hà Tĩnh, từ cây móc hay còn gọi là cây đủng đỉnh mọc hoang trên rừng, anh Phạm Đình Ái ở huyện Hương Sơn đã nghiên cứu, chế tác thành sản phẩm đũa mang thương hiệu Thuận Ái không ngấm nước, càng dùng càng đen bóng, đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài đũa móc Thuận Ái, đũa cau năng rưng được làm từ cây cau rừng ở huyện miền núi Hương Khê cũng là sản phẩm bền đẹp, lịch sự, an toàn cho người sử dụng.

Đôi đũa trong ẩm thực của người Việt

Đũa cau năng rưng của một số huyện miền núi Hà Tĩnh nổi tiếng bền đẹp, được khách hàng nhiều địa phương ưa chuộng.

Ngày xuân, tôi lại nhớ đôi đũa trong tay mẹ như chiếc đũa thần tạo cho không gian cả nhà ấm lên, sực nức mùi thơm của nồi cơm vừa chín tới và bao hương vị thức ăn quyến rũ. Bao năm trời, mẹ từng phải ngồi đầu nồi xới cơm chia phần cho cả nhà rồi hướng dẫn các con cách ăn uống với bài học đầu tiên về cách cầm đôi đũa.

Đôi đũa gắn bó với ta từ tấm bé, theo tiễn mỗi người khi trở về bến cuối, lại có mặt cùng khói nhang hư ảo dành cho những người thân đã khuất lúc giỗ chạp hay khi đón tết đến, xuân về!

Chủ đề Đời sống văn hóa

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Podcast: Hà Tĩnh in dấu chân Người

Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki dự sự kiện giao lưu văn hóa tại Hà Tĩnh

Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Đôi guốc của tam thể

Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

ABC News: Vì sao bánh mì Việt Nam khiến người Australia 'phát cuồng'?

Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.