Đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa "sứ giả chiến tranh" của Mỹ

Tàu ngầm lớp Ohio có thể bí mật tới gần bờ biển đối phương và phóng tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công những mục tiêu ở xa hơn so với tàu nổi.

Tàu ngầm USS Ohio trong hành trình tuần tra

Từ cuối thập niên 1970, hải quân Mỹ chế tạo 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio để răn đe Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk (TLAM), loại tên lửa được Mỹ sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của các cuộc chiến tranh, theo National Interest.

Sau khi được nâng cấp vũ khí, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio hoán cải mang được 154 quả Tomahawk trong 22 trên tổng số 24 ống phóng tên lửa, nhiều tên lửa hành trình hơn cả một biên đội tàu mặt nước. Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút.

Tên lửa Tomahawk trị giá 1,5 triệu USD/quả, được lắp đầu đạn nặng 454 kg, tầm bắn khoảng 1.600 km, dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nó được gọi là "sứ giả chiến tranh" bởi Mỹ thường sử dụng Tomahawk để đánh phủ đầu đối phương trong nhiều cuộc chiến tranh từ cuộc chiến vùng Vịnh đến nay.

Các tàu SSGN trang bị tên lửa Tomahawk có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hai ống phóng còn lại được chuyển đổi thành cửa mở đặc biệt để triển khai hơn 60 lính đặc nhiệm hải quân SEAL. Chúng cũng được dùng để phóng tàu lặn không người lái (UUV), tàu ngầm chở lính SEAL (SDV), phao định vị thủy âm và các loại cảm biến dưới nước khác.

doi tau ngam hat nhan mang ten lua su gia chien tranh cua my

Cụm tên lửa trong một ống phóng của SSGN lớp Ohio. Ảnh: Reddit.

Phiên bản SSGN lớp Ohio nhanh chóng thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn những chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Năm 2011, tàu USS Florida phóng 93 tên lửa vào hệ thống phòng không Libya để hỗ trợ chiến dịch Bình minh Odyssey. Các tên lửa dọn đường cho phi cơ liên minh bắt đầu chiến dịch trên không phận Libya, đánh dấu lần đầu tiên một chiếc tàu ngầm lớp Ohio khai hỏa trong chiến đấu.

Sự xuất hiện của các loại tên lửa chống hạm thế hệ mới như Kalibr của Nga khiến hoạt động tác chiến gần bờ rất nguy hiểm, nhất là với các tàu mặt nước lớn như tàu sân bay và tuần dương hạm. Ngay cả tiêm kích hạm cũng cần tàu sân bay áp sát trong vòng 1.287 km gần đường bờ biển đối phương. Khoảng cách này nằm trong tầm tấn công của một loạt các vũ khí diệt tàu sân bay.

Ngược lại, SSGN có thể tiến đến gần bờ biển đối phương mà không bị phát hiện. Điều này cho phép nó đánh trúng mục tiêu ở sâu hơn trong đất liền, trong khi khó bị lộ hơn tàu nổi hoặc biên đội máy bay tấn công. Một chiếc Ohio có thể phóng tên lửa, sau đó lặn sâu và chạy trốn một cách im lặng để tránh bị bắn trả.

Lớp Ohio có thể áp chế, tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm trong đợt tấn công đầu tiên bằng tên lửa hành trình Tomahawk, mở đường cho máy bay và tàu mặt nước khai thác lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ đối phương.

doi tau ngam hat nhan mang ten lua su gia chien tranh cua my

Một tàu ngầm SSGN lớp Ohio. Ảnh: Global Security.

Tuy nhiên, đội tàu lớp Ohio mang tên lửa Tomahawk chỉ được hải quân Mỹ sử dụng trong khoảng một thập kỷ nữa trước khi bị loại biên và được thay thay thế bằng thế hệ SSBN Columbia mới.

Vai trò tấn công mặt đất truyền thống sẽ được thực hiện bởi tàu ngầm lớp Virginia trang bị module vũ khí với khả năng phóng 40 quả Tomahawk. Dù mang ít tên lửa hơn tàu ngầm lớp Ohio, lớp Virginia có thể phân phối hỏa lực đều hơn cho toàn hạm đội, phù hợp với hầu hết các kịch bản chiến tranh của Mỹ, trừ trường hợp nổ ra Thế chiến III.

Cho đến lúc đó, 4 chiếc SSGN lớp Ohio vẫn là các tàu ngầm mang nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, cung cấp công cụ hữu hiệu để đối phó với chiến lược chống xâm nhập/tiếp cận khu vực (A2/AD) của đối phương, chuyên gia quân sự Sebastien Roblin kết luận.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.