Đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn tộc đại tôn

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ Nguyễn tộc đại tôn (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là nơi thờ phụng, lưu giữ các bản thần sắc, cổ tự về hai vị danh thần Nguyễn Văn Nhu, Nguyễn Trọng Thường.

Sáng 9/2, xã Kỳ Phú và con cháu trong dòng họ Nguyễn ở làng Phú Thượng long trọng tổ chức đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn tộc đại tôn.

Dự lễ đón nhận có đại diện các sở, ngành, lãnh đạo huyện Kỳ Anh cùng đông đảo Nhân dân trong vùng, con cháu dòng họ.

bqbht_br_24.jpg
Thay mặt UBND tỉnh, lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh dòng họ Nguyễn.

Theo gia phả dòng họ, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, vào triều Hậu Lê, cụ thủy tổ dòng tộc có tên là Nguyễn Cao đã dừng chân lập nghiệp và khai khẩn đất đai làng Phú Thượng (Kỳ Phú).

Từ xa xưa, dù gia cảnh khó khăn nhưng các bậc tiền nhân vẫn quan tâm đầu tư cho con cháu học hành và có ý thức phụng sự đất nước. Qua nhiều thế hệ, Nguyễn tộc đại tôn đã có nhiều vị học hành đỗ đạt cao và đóng góp cho quê hương, dòng họ.

bqbht_br_22.jpg
Lễ rước bằng từ trụ sở UBND xã Kỳ Phú về di tích.

Trong đó, cụ Nguyễn Văn Nhu (1825) - bậc danh thần nổi tiếng về thông minh, tài trí và bản lĩnh phi thường. Năm 1847 (Thiệu trị thứ 7), cụ thi đậu Tú tài, năm 1848 thi đỗ Cử nhân Ân khoa, năm 1851 thi Hội và đậu vào Trường Quốc tử Giám.

Năm 1862, cụ Nguyễn Văn Nhu làm chức Huấn đạo, năm 1866 làm Biên tu ở Viện Hàn lâm, năm 1867 làm Tri huyện Thanh Sơn kiêm huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Năm 1874 cụ được bổ nhiệm làm “Đốc biện Sơn phòng Hà Tĩnh” nên thường gọi là “cụ Sơn”; năm 1880 làm Tri huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, sau đó được thăng Đồng Tri Phủ rồi Tri Phủ.

Con trai thứ hai của cụ Nguyễn Văn Nhu là Nguyễn Trọng Thường, sinh vào năm thứ 6 triều vua Tự Đức- tức năm 1853 tại làng Phú Thượng, xã Kỳ Nam, tổng Đậu Chữ, huyện Kỳ Hoa (nay là thôn Phú Thượng, xã Kỳ Phú). Cụ cũng được mệnh danh là bậc danh thần.

bqbht_br_25.jpg
Lãnh đạo huyện Kỳ Anh, con cháu trong dòng họ thắp hương tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân.

Cụ Nguyễn Trọng Thường là con thứ 2 của gia đình được sinh ra đúng dịp Triều đình tổ chức kỳ thi Hội nên thủa nhỏ được gọi là “cậu Hai Hội”. Năm Nhâm Ngọ - 1882, cụ Nguyễn Trọng Thường dự kỳ thi Hương, đậu cử nhân hạng ưu, đứng thứ 2 trường Nghệ (Khoa thi đó triều đình chỉ lấy 21 cử nhân).

Sau khi đỗ đạt, ông được triều đình bổ nhiệm làm "Hậu bổ Nghệ An” quyền Tri huyện Quỳnh Lưu; tiếp đó, được đưa vào Quốc sử giám (Huế) làm “Biên tu Quốc sử quán” tức là biên soạn lịch sử Triều đình và biên soạn địa lý, văn hóa, con người Việt Nam. Sau một thời gian ông được Triều đình bổ nhiệm làm Tri huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Từ đó về sau dân làng thường gọi “cố Huyện Vĩnh hay cố Huyện Vịnh”

Để lưu giữ những giá trị tinh thần và thờ phụng các bậc tiền nhân yêu nước, thương dân, từ năm 1913, Nguyễn tộc đại tôn đã cho lập nhà thờ cạnh miếu thờ Thần Tổ. Ban đầu nhà thờ được xây dựng bằng tranh tre, vách đất, đến mùa xuân năm Quý Dậu (1933) mới được trùng tu bằng tường xây vôi đá, rường cột gỗ lim, mái lợp ngói. Qua thời gian, con cháu trong dòng họ tiếp tục công đức tu bổ thành nhà thờ vững chãi, uy linh.

Ghi nhận những đóng góp của các bậc tiền nhân, ngày 15 tháng 8 năm 2024 UBND Hà Tĩnh đã quyết định cấp Bằng công nhận Nhà Thờ Nguyễn tộc đại tôn – nơi thờ phụng Quan Tri Phủ Nguyễn Văn Nhu và Quan Tri huyện Nguyễn Trọng Thường là Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Harry Potter mới lộ diện

Harry Potter mới lộ diện

HBO vừa công bố Hình ảnh đầu tiên về "cậu bé phù thủy" trong series phim truyền hình Harry Potter. Phim dự kiến ra mắt vào năm 2027.
Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.