Nhà thờ họ Nguyễn Kiểu tại xã Thạch Kênh (Thạch Hà – Hà Tĩnh) được xây dựng để ghi nhớ công lao của vị quan dưới triều nhà Nguyễn đối với quê hương, đất nước.
Di tích nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao ở xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tổ tiên và 2 vị tôn thần trong dòng họ.
Di tích nhà thờ họ Lê Xuân ở xã Thạch Châu, Lộc Hà (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tiên tổ, các bậc hiền nhân, trong đó có cụ Lê Soạn và Lê Tiềm.
Nhà thờ Phạm Văn Lãng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là công trình khá độc đáo theo các di tích triều Nguyễn, có kết hợp kiến trúc phương Tây với những khối cửa hình vòm cuốn dạng Gothic.
Nhà thờ họ Nguyễn Văn ở thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) là nơi hương khói, phụng thờ và ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân trong dòng họ, trong đó có cụ Nguyễn Đức Khuê.
Đón nhận di tích quốc gia đền thờ Phạm Tôn Tuyển là dịp để cấp ủy, chính quyền huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) và con cháu dòng họ Phạm Bá tưởng nhớ tiền nhân, giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai.
Đón nhận bằng xếp hạng là dịp để con cháu dòng họ Nguyễn Công và UBND xã Tùng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị của di tích trở thành điểm văn hóa tâm linh của dòng họ và đông đảo người dân.
Đền Bạch Y công chúa ở thôn Liên Hoà, xã Đức Liên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) là nơi sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân địa phương.
Chính quyền và Nhân dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Nguyễn Phúc Ấm.
Đền Cồn Trú (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh càng tôn vinh công trạng của Cương quốc công Nguyễn Xí - người đã phục vụ triều nhà Lê qua 4 đời vua, có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược của đất nước.
Đền Thánh tại thôn Yên Liễu, xã Xuân Yên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) được xây dựng để ghi nhớ công ơn của vị thánh đã có công với đất nước và Nhân dân trong vùng.