Đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Trần Cưu

(Baohatinh.vn) - Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưu tại xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là một trong những công trình có giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu.

bqbht_br_a3.jpg

Sáng 11/2, UBND xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh nhà thờ Trần Cưu.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Đức Thọ cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn tham dự.

Theo các tư liệu lịch sử, cụ Trần Cưu thuộc đời thứ 4 của dòng họ Trần, sinh vào thế kỷ XVIII, tại xã Việt Yên Thượng, tổng Yên Việt, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).

bqbht_br_a.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh trao Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Trần Cưu cho chính quyền địa phương và con cháu dòng họ.

Từ nhỏ cụ Trần Cưu đã sớm có trách nhiệm đối với đất nước, chăm chỉ tập luyện võ nghệ, rèn sức để mong có cơ hội giúp dân giúp nước. Đến tuổi trưởng thành, cụ không theo con đường khoa cử mà gia nhập quân đội triều đình nhà Lê Trung Hưng. Từ một người lính, cụ giữ chức đội trưởng rồi đến Bách hộ, Phó thiên hộ phục vụ trong Phủ Liêu (Phủ Chúa Trịnh). Do có nhiều công lao, cụ được Vua trọng dụng, ban nhiều sắc phong và của cải.
Tuy làm quan nhưng với đức tính cương trực, đức độ, cụ sống chan hòa, gần gũi với người dân nơi quê hương và những nơi phụng mệnh triều đình đến làm việc.

Sau khi về quê, cụ Trần Cưu cùng con cháu họ Trần và dân làng khai khẩn các vùng đất bồi từ dòng sông La thành những đồng ruộng trù phú cung cấp lương thực cho người dân trong vùng; phát triển nghề cào hến, cào dắt, duy trì cho đến ngày hôm nay.
Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưuđược xây dựng cách đây hơn 300 năm. Những năm qua, nhà thờ được trùng tu, tôn tạo, trở thành nơi thờ phụng, lễ tết của dòng họ.

bqbht_br_a1.jpg
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Xuân Hùng chúc mừng chính quyền địa phương và dòng họ, đồng thời đề nghị tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống, giáo dục văn hóa, lịch sử, tâm linh của công trình và bậc hiền nhân; bảo quản di tích theo quy định; tiếp tục thu thập, tìm hiểu các thông tin, tài liệu, hiện vật để bảo tồn và nâng cao giá trị văn hóa của di tích.
bqbht_br_a5.jpg
bqbht_br_a4.jpg
Nghi thức rước bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh Nhà thờ Trần Cưu được tổ chức trang trọng.

Với những giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu, ngày 15/8/2024 nhà thờ Trần Cưu được UBND tỉnh Hà Tĩnh xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Trần Cưu thể hiện niềm tự hào và sự trân trọng về những công lao, đóng góp của cụ đối với đất nước. Đồng thời, có ý nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hoá, lịch sử mà ông cha để lại cho thế hệ mai sau.

Đọc thêm

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.