Đón bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phạm Văn Lãng

(Baohatinh.vn) - Nhà thờ Phạm Văn Lãng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là công trình khá độc đáo theo các di tích triều Nguyễn, có kết hợp kiến trúc phương Tây với những khối cửa hình vòm cuốn dạng Gothic.

Sáng 18/8, UBND xã Tân Dân (huyện Đức Thọ) long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Phạm Văn Lãng. Lãnh đạo Sở VH-TT&DL cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và đông đảo bà con tham dự.

Theo gia phả ghi lại, Phạm Văn Lãng sinh năm Kỷ Mùi (1859), hiệu Lộc Phong, niên hiệu Tự Đức thứ 13, thời Nguyễn, trong một gia đình nghèo khó ở thôn Nhân Thi, xã Phụng Công, tổng Đồng Công, huyện Đức Thọ (nay là xã Tân Dân, Đức Thọ).

Năm 1885, ông tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp và bị thực dân Pháp bắt giam 2 tháng. Sau khi được thả tự do, ông trở về dạy học.

Năm 1891, ông đỗ Cử nhân kỳ thi Hương ở Trường thi Nghệ An, được bổ dụng Hậu bổ tỉnh Nghệ An. Tháng 5/1899, ông thành lập Tổng hội Tư văn tổng Đồng Công. Đây được coi là một trong những hội sinh hoạt văn hóa sớm của tỉnh Nghệ An lúc bấy giờ.

C.jpg
Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho lãnh đạo địa phương, đại diện dòng họ.

Năm 1904, ông được bổ chức quyền Tri phủ Diễn Châu, rồi quyền Tri huyện Yên Thành (Nghệ An). Năm 1907, ông được bổ chức Tri huyện Đại Lộc (Quảng Nam). Quá trình làm quan, Phạm Văn Lãng luôn gần gũi người dân lao động. Dù ở vị trí nào ông cũng có đóng góp đối với Nhân dân và quê hương, đất nước, luôn đặt lợi ích chung của người dân lên hàng đầu.

Do có nhiều công lao với Nhân dân, với quê hương nên sau khi ông mất (năm 1916), con cháu họ Phạm và dân làng đã chôn cất chu đáo và lập đền để phụng thờ. Đặc biệt, những năm gần đây, con cháu trong dòng họ đã đóng góp công sức, kinh phí để tu bổ nhà thờ, đáp ứng nhu cầu thờ phụng của dòng họ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống có từ ngàn đời mà các bậc tiền nhân đi trước đã để lại.

C1.jpg
Bà con nhân dân và con cháu trong dòng họ rước bằng di tích lịch sử cấp tỉnh về nhà thờ Phạm Văn Lãng.

Nhà thờ Phạm Văn Lãng là công trình khá độc đáo theo các di tích triều Nguyễn, có kết hợp kiến trúc phương Tây với những khối cửa hình vòm cuốn dạng Gothic. Kiến trúc gồm thượng điện 1 gian, trung điện 3 gian nằm ngang, hạ điện 3 gian nằm dọc. Cả 3 hạng mục này liên kết với nhau thông qua hệ mái và các bức tường được xây liên hoàn, không có cột.

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 15/8/2024 xếp hạng Nhà thờ Phạm Văn Lãng là Di tích lịch sử văn hóa - lịch sử cấp tỉnh.

Đọc thêm

Hương sắc mùa thu

Hương sắc mùa thu

Khi chuỗi ngày nắng gắt kết thúc và những cơn mưa bất chợt ùa về làm hồi sinh màu xanh những rừng cây, cánh đồng… cũng là lúc mùa thu bắt đầu gõ cửa trên mỗi miền quê Hà Tĩnh.
Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?

Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?

Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông tổ trưởng dân phố tận tâm

Ông tổ trưởng dân phố tận tâm

“Nhìn thấy quê hương ngày một giàu đẹp, tôi như được tiếp thêm động lực để cống hiến”, đó là chia sẻ của ông Đỗ Đức Điền - Tổ trưởng TDP 2, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh.
 Trang trọng Lễ giỗ 10 nữ liệt sỹ TNXP Ngã ba Đồng Lộc

Trang trọng Lễ giỗ 10 nữ liệt sỹ TNXP Ngã ba Đồng Lộc

Lễ giỗ là dịp để người dân Hà Tĩnh cũng như du khách thập phương bày tỏ lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc đối với 10 nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc) đã không tiếc máu xương, hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc.
Sinh viên quê Hà Tĩnh giành Cúp Vàng Asia Arts Festival 2024

Sinh viên quê Hà Tĩnh giành Cúp Vàng Asia Arts Festival 2024

Vượt qua gần 1.000 thí sinh đến từ 22 quốc gia, Nguyễn Kiều Oanh (Lộc Hà, Hà Tĩnh), sinh viên Nhạc viện TP Hồ Chí Minh cùng một sinh viên khác của Việt Nam đã giành Cúp vàng tại Asia Arts Festival 2024, tổ chức tại Singapore.
Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...