Đón bằng di tích lịch sử - văn hóa hóa nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao

(Baohatinh.vn) - Di tích nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao ở xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tổ tiên và 2 vị tôn thần trong dòng họ.

Sáng 21/12, Đảng bộ, Nhân dân xã Trung Lộc và con cháu trong dòng họ Võ Đức (huyện Can Lộc) tổ chức lễ khánh thành nhà thờ, đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao.

bqbht_br_11.jpg
Lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cho cấp ủy, đại diện chính quyền xã Trung Lộc và dòng họ Võ Đức.

Văn quan Võ Đức Vọng là tổ đời thứ 9, Võ quan Võ Đức Ngao là đời thứ 15 của dòng họ Võ Đức, được con cháu dòng họ và Nhân dân trong vùng kính cẩn tôn thờ tại đình làng như những vị Thành hoàng bảo hộ cho dân làng Khố Nội xưa.

Theo gia phả dòng họ, Võ Đức Vọng là con trai của Lão Nhiêu Võ Đức Vệ và là đích tôn của Lương y Võ Thiện Tâm. Thuở nhỏ, ông nổi tiếng là người thông minh, chăm chỉ đèn sách, nối dài truyền thống khoa cử của các bậc tiền bối. Võ Đức Vọng là Giám sinh Quốc Tử Giám, sau đó được sung vào hàng văn quan của triều đình. Do có nhiều công lao phục vụ triều chính, là người cương trực, cần mẫn với công việc, ông được triều đình tin dùng và ban phong chức tước ghi nhận công đức. Sau khi mất, ông được triều Lê ban sắc phong thần, chuẩn cho dân làng Khố Nội thờ phụng. Sang triều Nguyễn, vua Khải Định ban sắc gia tặng Linh phù Dực bảo trung hưng Tôn thần tướng quân.

Võ Đức Ngao sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, là con trai thứ của Thập Lý hầu Hương Trưởng. Nửa đầu thế kỷ XVIII, xã hội Đại Việt vẫn đang trong cơn khủng hoảng bởi Chúa Trịnh chuyên quyền nắm hết mọi quyền lực và điều khiển cả cung vua cùng phủ chúa. Đến khoảng giữa thế kỷ XVIII, khi Trịnh Doanh, rồi Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Lê Hiển Tông lên ngôi vua lấy niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786) thì tình hình đất nước mới bước vào thời kỳ ổn định và phát triển. Tuy vậy, chúa Trịnh vẫn chuyên quyền và càng gia tăng thế lực, thậm chí còn mở rộng thanh thế đánh chiếm các vùng Thuận Hóa, Thuận Quảng của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

bqbht_br_13.jpg
Lễ rước bằng từ trụ sở UBND xã Trung Lộc về dòng họ.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, ông đã đầu quân cho lực lượng Cẩm y vệ dưới chính quyền Lê - Trịnh tham gia cuộc Nam chinh theo chúa Trịnh Sâm tiến đánh chúa Nguyễn, tham gia đàn áp các cuộc nổi dậy cướp phá của các đảng giặc, nhất là quân cướp biển phương Nam luôn quấy phá cướp bóc vùng ven biển Thanh - Nghệ. Trận tuyến nào, tướng quân Võ Đức Ngao cũng tỏ rõ tính tiên phong, sự dũng cảm và đã lập công xuất sắc nên được vua Lê ban sắc phong thưởng ghi nhận công lao đóng góp của ông. Sau khi mất, tướng quân Võ Đức Ngao được triều đình ban sắc phong thần giao cho dân làng Khố Nội lập đền thờ phụng. Vua Khải Định triều Nguyễn cũng ban sắc gia tặng Linh phù Dực Bảo trung hưng tôn thần.

Nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao là công trình văn hóa tâm linh, nơi thờ hai vị Tôn thần và các vị tổ họ Võ Đức được xây dựng từ thời Bảo Đại năm thứ 8 (1933) ở thôn Mục Hoà (xóm 10), xã Trung Lộc, đến nay đã hơn 90 năm. Tháng 4/2024, nhà thờ được trùng tu tôn tạo lại một số hạng mục. Đến nay, sau 7 tháng thi công, công trình đã hoàn thành nhà thượng điện, nhà bái đường, cổng tứ trụ, lát sân trước, mương thoát nước với tổng nguồn kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng từ sự đóng góp của con cháu dòng họ.

bqbht_br_12.jpg
Các đại biểu và đại diện dòng họ cắt băng khánh thành nhà thờ.

Thể theo nguyện vọng của địa phương và dựa trên những giá trị của di tích, UBND tỉnh đã xếp hạng Nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh (Quyết định số 1985/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2024).

Đọc thêm

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường
Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.