Đòn tấn công nhanh Mỹ vô dụng khi Nga trang bị Sarmat

Đến năm 2021, Nga sẽ chính thức đưa tên lửa Sarmat vào trực chiến và khi đó, chiến lược Đòn tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ sẽ là đồ thừa.

Nga sẵn sàng

Trang RIAN ngày 12/6 dẫn nguồn tin từ Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga, xí nghiệp chế tạo máy ở Krasnoyarsk – Krasmash cho biết, những nhà máy này đã hoàn thành quá trình nâng cấp để chế tạo tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.

Sau khi đi vào hoạt động, Krasmash sẽ đáp ứng việc sản xuất ICBM thế hệ mới Sarmat thay thế cho tổ hợp ICBM thế hệ cũ RS-20V Voevoda phiên bản giếng phóng của lực lượng Tên lửa chiến lược Nga trong suốt hơn 2 thập niên qua.

Không chỉ có vậy, việc hoàn thành nâng cấp cơ sở chế tạo tên lửa Krasmash cũng có ý nghĩa quan trọng khi Nga hoàn toàn tự chủ được việc sản xuất ICBM hạng nặng.

don tan cong nhanh my vo dung khi nga trang bi sarmat

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Được biết, thời Liên Xô, công việc này được thực hiện tại nhà máy Pivdenmash ở thành phố Dnepropetrovsk, Ukraine. Sau khi Liên Xô tan rã và cho tới tận ngày nay, Nga vẫn chưa có một cơ sở sản xuất ICBM hạng nặng hoàn chỉnh.

Cùng với việc tự chủ sản xuất Sarmat, Nga cũng đã chốt thời điểm trang bị cũng như đơn vị đầu tiên nhận được vũ khí này. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, nước này đang gấp rút hoàn thành và sẽ trang bị tên lửa Sarmat vào năm 2021.

Việc Moscow tập trung vào hoàn thành RS-28 được cho là đã chứng minh tầm quan trọng của loại tên lửa này. Theo ông Sergei Shoigu, RS-28 Sarmat sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2021, thời điểm thế hệ tên lửa R-36M2 Voyeyoda bị loại biên.

Theo kế hoạch trang bị, các sư đoàn của Lực lượng Tên lửa chiến lược (MSF) tại vùng Krasnoyarsk và Orenburg được cho sẽ là nơi đầu tiên nhận được các tên lửa RS-28 Sarmat.

Mỹ bất lực

Nói về sức mạnh của tên lửa mới này, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho hay, khi ICBM Sarmat được đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.

Theo ông Yuri Borisov, việc phát triển ICBM Sarmat đang ở giai đoạn hoàn thiện. Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Nga đang tiến hành nhiều nghiên cứu vượt trước và công tác thiết kế thử nghiệm để đối phó với đòn đánh toàn cầu từ phía Mỹ.

Ông Borisov cũng khẳng định, vào cuối năm 2020 lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ được trang bị lại 100% chứ không phải là 70%. Việc phát triển ICBM hạng nặng Sarmat sẽ hoàn thành vào năm 2018-2020 và bắt đầu trang bị 1 năm sau đó.

Nói về khả năng đặc biệt của Sarmat, Thứ trưởng Yuri Borisov cho biết, tên lửa có thể bay rất xa qua Nam cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp.

Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.

Ông Borisov cho biết, Sarmat sẽ là tên lửa có một không hai trên thế giới, có khả năng vượt qua hầu như mọi cản trở, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa và khiến kẻ thù khiếp sợ vì có thể tấn công qua cả Bắc cực và Nam cực.

Việc Nga đổi mới lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược (hiện đang trang bị các loại ICBM Yars và Bulava) là để giáng trả sáng kiến "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ.

Sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ trù tính chế tạo các hệ thống vũ khí tấn công có khả năng tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân vào mọi vị trí trên trái đất trong vòng 1 giờ.

Công cụ để thực hiện các đòn tấn công đó sẽ là các ICBM hiện đại hóa sâu, tên lửa hành trình siêu vượt âm, cũng như vũ khí nguyên lý mới (pháo laser, pháo ray điện từ...).

Hiện nay, những thông số của ICBM Sarmat vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên theo một số nguồn tin, tên lửa Sarmat nặng 105 tấn và khả năng mang theo phần chiến đấu nặng 10 tấn.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.