Dùng chung 1 ứng dụng dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng thống nhất dùng chung một ứng dụng trong khai báo, nhập dữ liệu tiêm chủng COVID-19

Người dân trước khi đi tiêm chủng hãy cài đặt nền tảng Sổ Sức khoẻ điện tử

Trao đổi tại hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư diễn ra chiều ngày 16/10 tại điểm cầu Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng diện rộng trên toàn quốc vì vậy dữ liệu tiêm chủng rất quan trọng.

Dùng chung 1 ứng dụng dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng. Ảnh: Trần Minh

Đặc biệt, dữ liệu tiêm chủng rất cần tính chính xác thông tin của người dân, do đó Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thống nhất sử dụng cơ sở quốc gia về dữ liệu dân cư là cơ sở dữ liệu gốc để đối soát, xác minh thông tin chính xác của người dân.

“Với những dữ liệu đã triển khai trong thời gian trước đây, khi chưa có điều kiện đối soát, chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương phổ biến cho người dân phải phản ánh thông tin sai, thông tin chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ trên Cổng tiêm chủng quốc gia trước ngày 25/10. Nếu sau ngày 25/10 vẫn xảy ra còn sai sót thì người dân phản ánh trực tiếp tại cơ sở tiêm chủng”- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cả 3 Bộ Y tế - Công an - Thông tin và Truyền thông cùng thống nhất, đối với tất cả các trường hợp tiêm vaccine mới thì cần xác minh thông tin về thân nhân, danh tính của người tiêm ngay từ đầu để đảm bảo thông tin được chính xác.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết thêm cả 3 bộ đã thống nhất các cơ sở thực hiện tiêm chủng vaccine trong thời gian từ ngày 20/10 trở đi phải sử dụng nền tảng tiêm chủng.

Theo đó, các điểm tiêm lập kế hoạch tiêm dựa trên nền tảng; tiêm theo thông tin của người tiêm đã có trên nền tảng và in 100% chứng nhận tiêm chủng từ nền tảng này. Có như thế dữ liệu tiêm chủng mới mang tính chính xác.

“Do đó, chúng tôi đề nghị người dân trước khi đi tiêm chủng hãy cài đặt nền tảng Sổ Sức khoẻ điện tử”- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.

Chuẩn hoá lại dữ liệu đã tiêm chủng trước đây phải xong trước ngày 11/11/2021

Một nội dung nữa mà cả 3 bộ đã cùng thống nhất là sẽ hoạt động liên thông chia sẻ dữ liệu. Ban Chỉ đạo Quốc gia đã chỉ đạo chỉ có 1 ứng dụng (app) phục vụ chống dịch là Pc-Covid.

Tuy nhiên, song song với ứng dụng này có những ứng dụng khác mang tính lâu dài, có hay không có dịch bệnh vẫn triển khai, đó là nền tảng ứng dụng Sổ Sức khoẻ điện tử do Bộ Y tế chủ trì thay cho sổ y bạ giấy và ứng dụng lâu dài là VNEID của Bộ Công an để xác thực thông tin, danh tính của người dân, đồng thời phục yêu cầu quản lý nhà nước khác của Bộ Công an.

Theo dự kiến từ ngày 20/10, cả 3 nền tảng này sẽ liên thông phục vụ công tác phòng chống dịch cũng như cuộc sống của người dân.

“Trong giai đoạn phòng chống dịch hiện nay, cả 3 bộ đã thống nhất sử dụng mã QR Code trên thẻ căn cước công dân để định danh công dân, còn đối với những mã QR-Code sinh ra từ ứng dụng thì thống nhất áp dụng định dạng chuẩn do Bộ Thông tin truyền thông ban hành để đảm bảo chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau”- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.

Dùng chung 1 ứng dụng dữ liệu tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Người dân trước khi đi tiêm chủng hãy cài đặt nền tảng Sổ Sức khoẻ điện tử

Về việc chuẩn hoá lại dữ liệu đã tiêm chủng trước đây, các địa phương cần tổ chức nhanh chóng, phải xong trước ngày 11/11/2021.

Cũng về nhập liệu thông tin tiêm chủng, tại hội nghị, đại diện nhiều địa phương chia sẻ, trong quá trình tiêm chủng vẫn có tình trạng dữ liệu các mũi tiêm thấp hơn trong thực tế, do ở nhiều nơi chưa triển khai trên nền tảng, nên có độ trễ trong việc nhập liệu. Một khó khăn khác là thiếu trang thiết bị để thực hiện nhập liệu, hay biến động dân cư lớn cũng ảnh hưởng đến việc địa phương hoàn thành dữ liệu tiêm chủng.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh quan điểm, các địa phương cần gấp rút triển khai ngay, không chờ kế hoạch của Trung ương, vì Sổ sức khỏe điện tử đã được sử dụng ở tất cả các địa bàn. "Các cơ sở phải sử dụng bắt buộc từ ngày hôm nay để cập nhật vào hệ thống. Phải rà soát, xác thực ngay thông tin ở cơ sở và phải làm hàng ngày.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, dùng phần mềm là thay đổi một thói quen, mà thay đổi thói quen thì không dễ. Người sử dụng là các cán bộ y tế tại các cơ sở tiêm chủng chắc chắn sẽ bỡ ngỡ, sẽ muốn làm bằng giấy như cũ, nhưng chỉ sau một vài ngày là sẽ quen, sẽ thấy tiện lợi. Do đó, sự hỗ trợ triển khai của Bộ Y tế, Bộ Thông tin và truyền Thông, Bộ Công an, các Sở Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công an và của Công ty phát triển phần mềm là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Bạn có muốn đọc tin nhắn trên Messenger mà không cho người khác biết mình đã xem hay không? Hãy cùng khám phá tính năng mới cho phép tắt đã xem cho từng cuộc trò chuyện riêng biệt.
5 cách đăng video TikTok không bị mờ

5 cách đăng video TikTok không bị mờ

Đăng tải video TikTok chất lượng cao, không bị mờ là mong muốn của nhiều người dùng để thu hút lượt xem và tương tác tốt hơn. Tuy nhiên, để video luôn sắc nét, bạn cần nắm rõ một số cài đặt và mẹo tối ưu chất lượng khi tải lên.
Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải được định danh để đảm bảo an toàn và minh bạch. Để tránh gián đoạn sử dụng, hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra tài khoản Facebook đã xác thực hay chưa cực đơn giản.
Không vào được Google Photos phải làm sao?

Không vào được Google Photos phải làm sao?

Google Photos giúp bạn dễ dàng truy cập và bảo vệ những kỷ niệm quý giá. Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng gặp lỗi không vào được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, eSIM đôi khi gặp phải các lỗi như không kết nối được mạng, không kích hoạt được hoặc bị mất tín hiệu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

Wifi bị chậm, hoặc là cứ đi đến góc nào đó trong nhà là Wifi lại bị chậm chờn, khiến các kết nối với điện thoại gặp trục trặc. Việc đó bao gồm nhiều yếu tố, có thể do bạn cách quá xa Modem Wifi ở nhà, hoặc do nhà mạng không ổn định.