Đừng đối xử “tệ” với thận!

Với khoảng 2 triệu đơn vị nhỏ li ti có tên là cầu thận, nhiệm vụ chính của trái thận là lọc máu bằng cách thải phế phẩm trong máu qua đường tiểu và giữ lại cho cơ thể chất còn dùng được.

Nếu vì lý do nào đó, chẳng hạn như chấn thương, viêm tấy, xuất huyết, bội nhiễm… khiến phần này không thể vận hành như mong muốn thì các chất thải như urê, creatinin, axít uric… tích lũy trong máu rồi vượt quá định mức bình thường. Suy thận khi đó thành hình. Lúc này, nạn nhân chỉ còn trông mong vào chiếc máy lọc thận.

Mối nguy chạy theo lời đồn

Thận thường bị đồng hóa với chức năng tiểu tiện. Đúng nhưng chỉ phản ánh một phần rất nhỏ về khả năng đa dạng của trái thận. Thông qua chức năng bài tiết phế phẩm và tái hấp thu dưỡng chất, thận không ngừng lọc máu và điều chỉnh lượng nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận tham gia tiến trình biến dưỡng sinh tố D để chất vôi nhờ đó ở lại trong mô xương thay vì thất thoát qua đường tiểu. Thận đồng thời phóng thích nhiều nội tiết tố quan trọng như erythropoetin để tạo hồng cầu, renin để điều chỉnh huyết áp… Chính vì thế mà bệnh thận không chỉ dẫn đến rối loạn chức năng tiểu tiện mà còn mở ngỏ cho cao huyết áp, thiếu máu, bệnh gút…!

dung doi xu te voi than

Lạm dụng rượu bia là một trong những yếu tố dẫn đến suy thận Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Có thể nói, bối cảnh y tế ở xứ mình chính là các yếu tố đòn bẩy cho bệnh thận nhưng lại ít khi được lưu ý đúng mức. Đó là: Viêm cầu thận cấp không được điều trị đến nơi đến chốn, phần lớn ở trẻ con vùng sâu, vùng xa; đái tháo đường không được phát hiện vì thiếu biện pháp tầm soát hoặc tuy đã biết nhưng không được điều trị đúng bài bản; lạm dụng thuốc giảm đau do tự chẩn đoán không cần thầy thuốc lại thêm mua thuốc bất cần toa; đáng báo động là tình trạng bệnh nhân thay vì dùng thuốc đặc hiệu lại chạy theo lời đồn kiểu “uống cây thuốc gì đó hết luôn bệnh đái tháo đường”.

Bệnh thận ít khi có dấu hiệu báo động trước khi đi đến giai đoạn suy thận, hay nếu có lại mơ hồ khiến bệnh nhân và thậm chí cả một số thầy thuốc cũng thờ ơ với trái thận. Quả là đáng tiếc vì việc kiểm soát chức năng thận lại tương đối đơn giản với phương tiện chẩn đoán hiện nay.

Tự mình hại thận

Thận không vô cớ bỗng suy trong ngày một ngày hai. Trái lại, đó thường là hậu quả do việc đối xử không công bằng với trái thận, thể hiện qua nếp sinh hoạt:

- Mạnh miệng với rượu bia, thuốc lá.

- Dùng thuốc giảm đau thường hơn cơm bữa.

- Không theo dõi huyết áp định kỳ. Không điều trị đến nơi đến chốn mà chỉ dùng thuốc theo kiểu mỗi tháng vài ngày.

- Quá hạp khẩu với chất đạm động vật trong chế độ dinh dưỡng thường ngày. Tự đầu độc bằng phốt-phát trong nước ngọt có gaz, thịt xông khói, lạp xưởng, sữa đặc có đường…

- Ăn quá mặn mà quên uống nước cho đủ trong bữa ăn, trong giờ làm việc; không uống bù nước khi đổ mồ hôi. Uống nước không đủ 2,5 lít/ngày vì định kiến uống nhiều hại thận hoặc vì sợ tiểu đêm.

- Không tầm soát đường huyết và mỡ máu. Đừng quên 25% suy thận là di chứng của bệnh đái tháo đường, 40% là do xơ vữa mạch máu. Béo phì nhưng không chịu vận động để giảm cân.

Biết là nếu không may mất đi một trái thận thì người ta vẫn có thể sống đến cuối đời với trái thận còn lại nhưng nói thế không có nghĩa là ỷ y theo kiểu mất một còn một. Trái lại, hễ thận suy thường suy cả hai. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Ai chưa biết suy thận khổ đến thế nào xin thử hỏi người phải vài ngày lọc thận một lần. Bên cạnh gánh nặng tài chính, lọc thận chỉ là giải pháp chữa cháy. Ấy thế mà khi bàn chuyện phòng bệnh, chẳng mấy ai nghĩ đến trái thận một đời tận tụy.

Ai nên khám thận?

Nên khám thận khi phát hiện các dấu hiệu dưới đây:

- Đau lưng âm ỉ ở vùng bẹ sườn dù không vận động nặng. Cơn đau quặn lan xuống bọng đái dù không mắc tiểu. Tiểu ra máu.

- Nặng mí mắt khi thức dậy. Mắt quầng thâm dù ngủ đủ. Phù mắt cá dù ngồi yên nhiều giờ. Tê bàn tay, bàn chân.

- Biếng ăn kéo dài. Buồn nôn không liên quan đến bữa ăn. Hôi miệng.

- Đau đầu sau vài giờ làm việc. Mệt mỏi dù không lao tâm lao lực.

- Ngứa ngoài da dù đã dùng thuốc chống dị ứng. Rụng tóc, gãy móng tay.

 Theo NLĐ

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.