Đừng làm đau thêm nỗi đau chiến tranh!

(Baohatinh.vn) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau chiến tranh vẫn còn đó, nhiều người mẹ vẫn mong ngóng tin con, dù chỉ là nắm đất đen hài cốt để có thể nhắm mắt xuôi tay khi tuổi già; những người lính năm xưa, hiến dâng tuổi thanh xuân cho nhân dân, cho đất nước, nay lại quặn mình với vết thương chiến tranh khi trái gió trở trời...

Việc tôn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng là một sự ghi ơn trân trọng của Đảng, Nhà nước; của nhân dân, đất nước. Nhưng để các mẹ được tôn vinh thì lại là con đường đầy gian truân.

Đừng làm đau thêm nỗi đau chiến tranh! ảnh 1
Thương binh 4/4 Lương Hữu Chất ở xã Tùng Lộc (Can Lộc) yêu cầu được đi giám định 20 năm mà vẫn chưa được.

Ngày ấy, các con của mẹ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ra đi mang theo gia tài là đôi dép cao su, chiếc ba lô và lời mẹ dặn. Họ chỉ nghĩ đến Tổ quốc bị xâm lăng, đến nơi mà Tổ quốc cần, ra đi không hẹn ngày trở lại. Mẹ cũng vậy, dứt ruột trao những đứa con thân yêu nhất cho Tổ quốc, chỉ mong sớm hết chiến tranh, các con trở về lành lặn. Chiến tranh đã lùi xa, nhiều mẹ chờ không nổi, phải đi tìm con ở thế giới bên kia. Các anh không về, ngôi nhà tranh liêu xiêu và tấm bằng Tổ quốc ghi công - “vật linh thiêng” thay cho tấm ảnh thờ giờ cũng chẳng còn…

Để được công nhận là Mẹ Việt Nam anh hùng, cần phải có đủ giấy tờ, chứng cứ. Bây giờ, các anh đã không còn, mẹ cũng không còn, thì làm sao có thể làm chứng! Nhân chứng không còn, thân nhân các mẹ cũng chỉ nghe qua câu chuyện kể của bà, của ông! Nếu họ biết trước một ngày nào đó bà được Nhà nước tôn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng, thì chắc chắn họ sẽ dặn bà lưu trữ hồ sơ rất kỹ càng khi còn sống!

Hôm nay, những người thương binh đang mang trong mình những vết thương chiến tranh; tuổi cao, sức yếu. Họ thương vợ, con luôn phải thiệt thòi vì bản thân mình. Khi trai tráng, họ xông pha trận mạc, cống hiến sức trẻ cho đất nước. Chiến tranh kết thúc, họ nghĩ mình còn may mắn hơn rất nhiều đồng đội đã nằm lại chiến trường để quên đi sự so đo, tính toán. Tôi đã gặp rất nhiều thương binh, bệnh binh, vết thương còn găm trong người. Tuổi già, sức yếu, vết thương tái phát, trong khi tiền trợ cấp không đủ thuốc men thì rất cần giám định lại. Việc giám định lại cũng không hề đơn giản, bởi có quá nhiều thủ tục...

Ngày trước, ở chiến trường, bác sỹ, bệnh viện dã chiến sẽ là cơ quan giám định thương tật cho thương binh. Với phương tiện, thiết bị, năng lực cán bộ y tế chiến trường thời đó chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót về chuyên môn, nhất là vết thương sâu, hiểm. Thiết nghĩ, việc giám định lại thương tật là quyền của người thương binh. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người thương binh được giám định lại, đảm bảo công bằng, quyền lợi cho họ. Rất tiếc, một số cán bộ làm công tác chính sách hiện nay chưa thực sự sâu sát, nhiệt tâm… khiến nhiều thương binh vẫn còn thiệt thòi, như thương binh Lương Hữu Chất ở xã Tùng Lộc (Can Lộc), một thương binh 4/4 đi đòi giám định 20 năm mà vẫn chưa được, khi đã sức cùng, lực kiệt…

Đọc thêm

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chăm lo chính sách, gieo dựng niềm tin

Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

[Motion Graphics] 14 điểm mới của Luật BHXH 2024

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.
Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Đức Thọ - hiệu quả từ những mô hình sinh kế

Thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã triển khai cùng lúc nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, việc hỗ trợ những mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững ngày càng phát huy hiệu quả.
Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Kết quả thực hiện 5 năm giảm nghèo ở Đức Thọ

Nhờ triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp, 5 năm qua, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giảm nghèo. Với nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Đức Thọ giảm đáng kể.
Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh chung vui với người dân có nhà ở mới

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ khánh thành, bàn giao nhà ở thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Hương Sơn.