65 năm đi qua, ký ức hào hùng của một thời “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” trên đường Trường Sơn huyền thoại vẫn còn đọng lại trong mỗi cựu chiến binh Hà Tĩnh.
Bảo tàng Hà Tĩnh vừa tiếp nhận những hình ảnh tư liệu về hoạt động vận tải, hậu cần, xây dựng cầu đường trên tuyến đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) đoạn từ ngã ba Khe giao qua ngã ba Đồng Lộc đến ngã ba Lạc Thiện cuối năm 1968.
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đồng Sỹ Nguyên (01/3/1923 - 01/3/2023)- nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, mỗi cán bộ, đảng viên, Nhân dân lại càng ghi nhớ cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của đồng chí đối với cách mạng Việt Nam.
Sau 57 năm, lần đầu tiên, các đồng đội cũ của Đại đội thanh niên xung phong (TNXP) C.207 thuộc Tiểu đoàn TNXP Hà Tĩnh tham gia mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại mới có dịp gặp lại nhau. Buổi lễ diễn ra trang trọng và đầy cảm xúc, với những cái bắt tay thật chặt, những lời phát biểu chân thành, cảm động, có nụ cười và cả những giọt nước mắt.
Ghi danh vào những trang sử vẻ vang của dân tộc bằng những chiến công hiển hách, mạng lưới đường Trường Sơn ở Hà Tĩnh đã trở thành một huyền thoại gắn với rất nhiều tên tuổi anh hùng, liệt sỹ…
Sáng nay (17/12), Hội truyền thống Trường Sơn và Ban liên lạc xăng dầu đường ống Trường Sơn tỉnh Hà Tĩnh đã trao tặng ngôi nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho bà Nguyễn Thị Liên (SN 1953, thôn Thanh Tiến, xã Thạch Môn, TP Hà Tĩnh).
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019), tối 17/5, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Tĩnh tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật "Hà Tĩnh với con đường huyền thoại". Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cùng dự.
Tham gia liên hoan tuyên truyền lưu động “Trường Sơn - Con đường huyền thoại” diễn ra từ ngày 10/5 - 15/5/2019 tại Thừa Thiên - Huế, đoàn Hà Tĩnh đã xuất sắc giành 2 giải A, 3 giải B.
Thành lập năm 2012, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh là "mái nhà chung" của những người có chung miền ký ức về một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để họ gặp gỡ, ôn lại truyền thống và hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
Không được vinh dự đứng cùng các thế hệ cha anh trên những trận chiến đối mặt với quân thù nhưng cựu chiến binh Trần Bá Linh ở xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) lại có những kỷ niệm khó quên bởi những tháng ngày đổ mồ hôi góp công kiến thiết, xây dựng lại tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
Trong hành trình đi tìm ký ức đường Trường Sơn, chúng tôi may mắn được gặp gỡ với rất nhiều người lính Hà Tĩnh một thời xông pha trận mạc. Những câu chuyện chiến trường vẫn còn nguyên vẹn và con đường Trường Sơn vẫn như một bài ca đầy khí thế vang mãi trong tâm khảm bao người…
Trong suốt 16 năm (1959 -1975) đồng hành cùng lịch sử đất nước, đường Trường Sơn đã trở thành con đường huyền thoại. Con đường ấy đã in sâu trong ký ức những người lính già (Hà Tĩnh) một thời đạn lửa, trong đó có những hành động của giặc khiến họ đến nay vẫn chưa hết rùng mình...
Sáng 12/5, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng (19/5/1959 - 19/5/2019).
Sáng 10/5, huyện Nghi Xuân tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 – 19/5/2019). Gần 200 hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyện Nghi Xuân đã về dự.
Năm 1959, Bộ Chính trị quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) để chi viện cho miền Nam. Sau đó, với tính chất ác liệt của chiến tranh, đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh được mở rộng đi qua 17 huyện của Lào và 7 tỉnh Campuchia với chiều dài hàng ngàn km.
Mức thu nhập tối thiểu để mua được nhà ở 19 thành phố lớn của Mỹ theo tính toán của trang web HSH.com (dựa theo số liệu được thu thập trong quý I/2016).