Nghi Xuân: Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn

(Baohatinh.vn) - Sáng 10/5, huyện Nghi Xuân tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 – 19/5/2019). Gần 200 hội viên Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyện Nghi Xuân đã về dự.

Nghi Xuân: Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn

Các hội viên cùng nhau ôn lại chặng đường 60 năm vẻ vang của bộ đội Trường Sơn.

Nghi Xuân: Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn
Nghi Xuân: Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn

Những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" do các cựu binh thể hiện.

Ngày 19/5/1959, Bác Hồ quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn, với đơn vị đầu tiên là Đoàn 559 (sau này là Binh đoàn Trường Sơn).

Với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước," "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược," bộ đội Trường Sơn từ một đơn vị nhỏ đã trưởng thành nhanh chóng, bao gồm nhiều lực lượng, trở thành một hướng chiến trường tổng hợp, lực lượng hiệp đồng binh chủng trên quy mô lớn "Ðánh địch mà đi, mở đường mà tiến."

Nghi Xuân: Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn

Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh huyện Nghi Xuân - Đại tá Phan Bá Quyền ôn lại chặng đường 60 năm vẻ vang của bộ đội Trường Sơn.

Suốt 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn đã cùng quân, dân các chiến trường từng bước xây dựng con đường thành một lưới giao thông liên hoàn, vững chắc, xuyên qua 21 tỉnh trên lãnh thổ 3 nước, với tổng chiều dài 20.000km đường ôtô, 600km đường sông, 1.400km đường ống dẫn xăng dầu, 1.500km đường dây thông tin.

Đã tổ chức vận chuyển hơn 2 triệu quân vào, ra chiến trường, hàng triệu tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, đạn dược, xăng dầu chi viện cho miền Nam.

Nghi Xuân: Kỷ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn

Gần 200 cựu binh, đại diện cho 862 hội viên về tham dự lễ kỷ niệm

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, riêng đường Trường Sơn đã hứng 4 triệu tấn bom đạn của quân thù. Cũng trong cuộc kháng chiến này, Nghi Xuân có 1.725 người tham gia bộ đội Trường Sơn, gồm các lực lượng: bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến.

Chủ đề ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.